Hạnh phúc của cô dâu vẫn quyết cưới chú rể trong tù

Nhớ lại chuyện xưa, nước mắt giàn giụa, Thơ kể về khoảng thời gian từng suýt làm cô gục ngã.

Hạnh phúc của cô dâu vẫn quyết cưới chú rể trong tù
Thư tình trên vỏ bao thuốc lá

Tôi tìm về xã Song Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) để gặp Hoàng Văn Thông và Nguyễn Thị Thơ - Hai nhân vật chính trong câu chuyện tình cảm động. 

Bước chân tới cổng nhà, tiếng cười, tiếng vui đùa của lũ trẻ, tiếng nói chuyện râm ran tình tứ của đôi vợ chồng vẳng ra khiến tôi cảm nhận không khí một gia đình hạnh phúc. Ít ai ngờ để đổi lại tiếng cười hôm nay, vợ chồng Thông - Thơ đã phải trải qua biết bao cơ cực và nước mắt.

Nhiều lúc em chỉ muốn chết quách đi cho xong khi lúc bấy giờ cái thai trong bụng ngày càng to. Ở quê kiểu gì cũng bị bà con hàng xóm miệt thị nhưng vì thương Thông, thương đứa con trong bụng nên em quyết định liều một phen về xin bố mẹ cho tổ chức đám cưới. 

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận

 Thơ cho biết, trong một lần đi chơi với bạn bè, Thông đã quen Thơ và từ đó hai người nảy sinh tình cảm với nhau. Mặc dù bị hai bên gia đình phản đối quyết liệt nhưng tình yêu mãnh liệt của đôi bạn trẻ vẫn luôn vững vàng với những lời thề non hẹn biển. 

Những tưởng chuyện tình lãng mạn của hai người sẽ được kết bởi một đám cưới đẹp thì bất ngờ tai họa ập xuống. 

Trong một lần đi làm, Thông xích mích với một người chạy xe tải cùng. Thông không kiềm chế được nóng giận để rồi chịu 3 năm tù vì tội đánh người gây thương tích.

Ngày Thông thụ án cũng là lúc Thơ biết mình có thai một tháng. Cơ cực chất chồng cơ cực, Thơ không muốn bị bà con hàng xóm miệt thị là kẻ không chồng mà chửa, hơn nữa người mà Thơ yêu thương nhất lại đang trong chốn lao tù. 

Ngày diễn ra hôn lễ, bà con hàng xóm có mặt đông đủ, nhưng tiếng cười nói và những lời chúc phúc không thể khiến nước mắt cô dâu trẻ ngừng rơi… 

Nhưng đáng sợ nhất là tiếng cười mỉa mai, thiếu cảm thông của một số người trong làng. “Lúc đó em tủi thân lắm, không biết giấu mặt vào đâu trước những tiếng cười của dân làng” - Thơ thổn thức.

Dù là vợ chồng nhưng Thông và Thơ chưa từng một lần hưởng cảm giác thiêng liêng trong ngày vui trọng đại. Những tâm sự chất chồng của Thông được giãi bày trên phần vỏ của bao thuốc lá và nhờ người chuyển ra cho Thơ.

“Lúc đó liên lạc khó khăn lắm, anh ấy chủ yếu viết những tâm sự vào vỏ bao thuốc và nhờ người chuyển ra. Anh ấy rất hối hận về những điều mình đã làm và chỉ mong sớm được ra ngoài làm lại cuộc đời, được sum vầy cùng gia đình và có được một cuộc sống hạnh phúc” - Thơ nghẹn ngào kể.

Đọc những lời tâm tình được viết với những nét chữ nguệch ngoạc, Thơ không thể cầm nổi nước mắt. Số phận đã trêu ngươi hai người nhưng sâu thẳm trong lòng cô luôn có niềm tin vào tương lai tươi sáng.

Trong quãng thời gian Thông lĩnh án, Thơ đã thay chồng chăm sóc cha mẹ, chăm lo đứa con trai đầu lòng và mong ngóng ngày Thông trở về. 

Nghe về con dâu, bà Đào Thị Mai nói với giọng đầy tự hào: “Con dâu tôi hiếu thảo lắm, nó chăm chỉ hiền lành và lo chu tất mọi công việc trong gia đình mà chưa từng một lời ca thán”.

Hạnh phúc trên đường hoàn lương
Ô Hoàng Bính - Bố của Thông - nhớ về những ngày tháng cơ cực khi con trai ông ở chốn lao tù, nhưng ông luôn tin con mình không phải người xấu.
Năm 2011, Thông ra tù, sau 3 năm lao động quần quật, gia đình Thông – Thơ đã có một cơ ngơi khá khang trang. Thông giờ là ông chủ của xưởng sản xuất gạch xi măng với hơn chục nhân công. Thông còn tích cóp tiền mua được 2 chiếc ô tô tải, mở cửa hàng buôn bán tạp hóa.
Thông chia sẻ, thu nhập bình quân một tháng của gia đình trừ chi phí thuê nhân công ước đạt hơn 100 triệu đồng. “Điều vui nhất là tôi có thể tạo ra công ăn việc làm cho dân làng vì quê tôi vẫn nghèo lắm. Tôi luôn ấp ủ mong muốn mình sẽ mở rộng xưởng, tạo được nhiều việc làm cho dân làng” - Thông tâm sự.
Nhìn những cử chỉ âu yếm mà vợ chồng Thông dành cho nhau sau nhiều chông gai, bão táp cuộc đời, mới thật sự hiểu thế nào là giá trị tình yêu chân chính. Tình yêu của hai người bình dị đã vượt qua những thử thách khắc nghiệt nhất để đến được bến bờ hạnh phúc.
Theo baophapluat.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...