Trường đại học chế tạo máy dạy cứu người đột quỵ

GD&TĐ - Trung tâm Mô phỏng và Mô hình hóa (CVS) của Trường Khoa học Máy tính thuộc Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) đã ra mắt sản phẩm AED-302 Trainer. Đây là bản sao của máy sốc điện khử rung tim tự động bên ngoài.

Các kịch bản cấp cứu được hướng dẫn thông qua hình ảnh hiển thị trên màn hình LCD kèm theo âm thanh hướng dẫn giúp cho người dùng dễ dàng tiếp cận với AED-302 Trainer.
Các kịch bản cấp cứu được hướng dẫn thông qua hình ảnh hiển thị trên màn hình LCD kèm theo âm thanh hướng dẫn giúp cho người dùng dễ dàng tiếp cận với AED-302 Trainer.

Thiết bị này hỗ trợ cho người dùng học tập và nghiên cứu về quy trình sơ cấp cứu. 

Dùng bản sao làm huấn luyện viên

Thạc sĩ Lê Văn Chung - Trung tâm Mô phỏng và Mô hình hóa (CVS) cho biết: “Đối với những nạn nhân đang rơi vào tình trạng ngừng tim do đột quỵ, điện giật, đuối nước... nếu không có sự can thiệp y tế trong vòng 5 phút nạn nhân sẽ bị chết não và thời gian này sẽ ngắn hơn đối với trẻ nhỏ”.

Đối với những nạn nhân đang rơi vào tình trạng ngừng tim cần được tiến hành hồi sức tim phổi và hồi sức tim phổi kết hợp sốc tim ngoài lồng ngực tự động. Đây là một trong những giải pháp có thể giúp nạn nhân duy trì được sự tuần hoàn của lượng máu chứa oxy trong cơ thể. Nó có khả năng phòng tránh được nguy cơ tổn thương não và các cơ quan nội tạng. Sốc điện cấp cứu phá rung thất sẽ có hiệu quả nhất nếu được thực hiện trong vòng 5 phút đầu sau ngừng tim. Hồi sinh tim phổi kết hợp với AED sớm trong vòng 3 - 5 phút đầu tiên sau khi ngừng tuần hoàn có thể đạt tỉ lệ cứu sống lên đến 50% - 75%.

AED là một thiết bị y tế tinh vi nhưng dễ sử dụng, có thể phân tích nhịp tim và nếu cần thiết sẽ sốc điện để giúp tim tái lập nhịp đập hiệu quả. Tuy nhiên, để có thể hiểu và biết cách sử dụng chiếc máy này, người dùng cần phải có những kiến thức cơ bản về quy trình sốc tim cũng như hồi sức tim phổi cơ bản. Vì vậy, để thuận tiện cho việc tìm hiểu cũng như nghiên cứu về chiếc máy này, AED-302 Trainer được ra đời là một thiết bị được so sánh như một huấn luyện viên sơ cấp cứu cho người sử dụng.

Giảng viên Lê Văn Chung cho biết: “Với dân công nghệ thông tin thì việc làm một bản sao như AED là không khó. Cái khó ở đây là chúng tôi không có đủ kiến thức về sơ cấp cứu người trong lĩnh vực y tế, dù đã học qua một khóa huấn luyện sơ cấp cứu ban đầu. Vì vậy, cần phải có sự phối hợp liên ngành”. Khó hơn cả là AED-302 Trainer phải đáp ứng các yêu cầu cấp cứu dựa trên khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ năm 2020. AED-302 Trainer không có tính năng sốc điện như máy AED nhưng vẫn đảm bảo một số đặc trưng của máy. 

Những sáng kiến vì người học

AED-302 Trainer được nâng cấp từ sản phẩm phục vụ huấn luyện kỹ năng cấp cứu tim, phổi của do Trung tâm CVS chế tạo trước đó. Đây là sản phẩm đã được trao tặng Giải thưởng Sao Khuê năm 2020. Thạc sĩ Lê Văn Chung cho biết: “Sản phẩm này được xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa công nghệ mô phỏng thực tế ảo với các cảm biến trên mô hình theo thời gian thực. Người sử dụng vì vậy có thể tăng cường sự tương tác và cảm nhận sự thay đổi từ những động tác đó”. Vì có sự kết hợp giữa mô hình mẫu giả và hệ thống cảm biến nên các giảng viên sẽ đánh giá được quá trình thực hành kỹ năng sơ cấp cứu của sinh viên. Việc đánh giá theo thang điểm số cũng sẽ đánh giá được mức độ thuần thục trong thực hành.

Một sản phẩm sử dụng công nghệ mô phỏng 3D thực tại ảo để phục vụ cho việc đào tạo khối ngành khoa học sức khỏe của Trường ĐH Duy Tân cũng được Trung tâm CVS sáng chế thành công.

Thạc sĩ Chung chia sẻ: “Một trong những yêu cầu mà khối ngành sức khỏe phải có là có xác người để học môn giải phẫu. Nếu sinh viên chỉ thực hành trên tranh ảnh hoặc mô hình nhựa Plastic thì sẽ không bảo đảm độ chính xác. Các tiêu bản được ngâm trong bể formol thì thường các chi tiết bị biến dạng do mổ thực hành quá nhiều; chưa kể là bị khô và co rút. Quy trình bảo quản cũng phức tạp”.

Nhóm nghiên cứu của Thạc sĩ Lê Văn Chung đã hoàn chỉnh sản phẩm sử dụng công nghệ mô phỏng 3D để hoàn thành phần mềm giải phẫu của người Việt. Với đầy đủ các hệ cơ quan như hệ xương, hệ cơ, tuần hoàn, thần kinh, hô hấp, hệ bài tiết sinh và sinh dục, các tuyến và hạch. Từ ý tưởng ban đầu chỉ mô phỏng hệ xương và hệ cơ, sản phẩm đã phát triển toàn bộ các hệ cơ quan trong cơ thể đồng thời giả lập các hệ cử động của các cơ quan.

4 năm ròng rã, nhóm đã cho ra đời hơn 5.000 mô hình về 7 hệ hoàn toàn giống người thật. Thiết kế này mô phỏng trên người Việt, có khả năng sửa đổi nội dung nên không có rào cản như các phiên bản nước ngoài. So với cách học trên thực tế ảo 3D với cách học truyền thống trên mô hình bằng nhựa hay tiêu bản là khả năng cung cấp thông tin phản hồi sinh học tự nhiên như một thực thể sống.

Để làm được điều đó, nhóm nghiên cứu của Trung tâm CVS phải học các khóa về giải phẫu. Nhóm đồng thời kết hợp với các giáo sư đầu ngành về giải phẫu ở những trường ĐH y khoa lớn ở Huế, Hà Nội để thẩm định tính chính xác về mặt hình ảnh và dữ liệu mô phỏng.

Ứng dụng này của Trường ĐH Duy Tân đã được chuyển giao cho Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai. Nhóm cũng phát triển thêm các phần cứng điều khiển và tương tác trực tiếp với mô hình, giúp sinh viên làm quen với việc thực hành trên thiết bị nội soi và thực hành giải phẫu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giàu có nhưng kém văn minh

GD&TĐ - Mạng xã hội đang lan truyền đoạn clip nói về một người đàn ông ở Nha Trang có hành vi kém văn minh.