Bài học quý giá từ phương tiện chủ chốt trong chiến dịch đặc biệt

GD&TĐ - Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M do Nga sản xuất đã trở thành một trong những phương tiện chủ chốt trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Bài học quý giá từ phương tiện chủ chốt trong chiến dịch đặc biệt

Việc đánh giá kinh nghiệm sử dụng dòng MBT này sẽ giúp xác định cả điểm mạnh và nhu cầu nâng cấp thêm để nâng cao hiệu quả trên chiến trường.

T-90M Proryv là phiên bản hiện đại hóa sâu sắc từ xe tăng T-90A, được phát triển như một phần trong dự án Proryv-3.

Chiếc MBT này được trang bị hệ thống vũ khí và thiết bị hiện đại, khiến nó trở thành một trong những chiến xa mạnh nhất thế giới.

Những cải tiến lớn bao gồm động cơ V-92S2F mới công suất 1.130 mã lực, mang lại tốc độ và khả năng cơ động cao, cũng như hệ thống điều khiển hỏa lực cải tiến với kính ngắm ảnh nhiệt được phát triển cùng với các chuyên gia Belarus và Pháp.

Một trong những ưu việt của T-90M là khả năng bảo vệ được cải thiện. Xe tăng tích hợp giáp phản ứng nổ Relikt, giúp tăng đáng kể khả năng sống sót trên chiến trường, cũng như hệ thống phòng vệ chủ động Arena-M.

Những hệ thống này có thể chống lại hiệu quả các loại vũ khí chống tăng hiện đại, bao gồm cả tên lửa mang đầu đạn song song. Ngoài ra khả năng bảo vệ gầm xe cũng được tăng cường để chống lại mối đe dọa từ mìn.

Trên chiến trường, có hàng chục trường hợp cả máy bay không người lái FPV, đạn rocket RPG, thậm chí cả tên lửa đều không thể xuyên thủng vỏ giáp của xe tăng, tuy nhiên thật không may cũng có những hậu quả đáng buồn.

Screenshot_7.png
Một xe tăng T-90M Proryv bị phá hủy trên chiến trường Ukraine.

Tại Ukraine, xe tăng T-90M Proryv được sử dụng tích cực để hỗ trợ hỏa lực cho các đơn vị tiến công, tấn công bộ binh và các vị trí kiên cố. Các trung đội MBT Nga sử dụng chiến thuật tận dụng địa hình và chỗ ẩn nấp tự nhiên để tăng khả năng sống sót.

Một phương pháp đã được chứng minh có hiệu quả đó là sử dụng máy bay không người lái (UAV) để trinh sát và hướng hỏa lực vào các mục tiêu ngoài tầm nhìn.

Trưởng xe với biệt danh "Krepysh" lưu ý rằng T-90M được trang bị hệ thống phát hiện bức xạ, giúp cảnh báo kíp chiến đấu khi bị nhắm bắn, cho phép họ nhanh chóng ứng phó với mối đe dọa.

Nếu phát hiện bức xạ, tháp pháo của xe tăng sẽ tự động quay về phía nguồn và bắn đạn khói, điều này làm phức tạp đáng kể việc nhắm mục tiêu của tên lửa chống tăng đối phương.

Điều quan trọng cần lưu ý là kíp lái T-90M phải trải qua khóa huấn luyện đặc biệt, bao gồm bài tập chiến đấu với xe tăng phương Tây như Leopard 2 và M1 Abrams, giúp binh sĩ sẵn sàng chống lại các mối đe dọa và sử dụng toàn bộ khả năng của vũ khí cùng với hệ thống phòng thủ.

Theo nhiều chuyên gia quân sự, T-90M Proryv vượt trội đáng kể so với các thế hệ chiến xa tiền nhiệm ra đời từ thời Liên Xô về hiệu quả chiến đấu, độ tin cậy và khả năng bảo trì.

Không giống như các mẫu cũ, xe tăng T-90M đã trở thành đối thủ nặng ký đối với xe tăng phương Tây, điều này được khẳng định qua việc sử dụng thành công trên chiến trường.

Tuy nhiên bên cạnh tất cả những ưu điểm, T-90M cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Một trong những vấn đề chính là chi phí hiện đại hóa và sản xuất cao, làm hạn chế số lượng phương tiện có sẵn để triển khai.

Sự chú ý đáng kể cũng được dành cho nhu cầu thích ứng xe tăng với điều kiện chiến đấu hiện đại, bao gồm cả việc tích hợp các công nghệ cũng như vũ khí mới.

Kinh nghiệm sử dụng T-90M tại Ukraine cho thấy dù có khả năng chiến đấu cao nhưng cần không ngừng hiện đại hóa. Trong tương lai, những cải tiến hơn nữa đối với hệ thống bảo vệ và kiểm soát hỏa lực sẽ diễn ra, cũng như việc tích hợp các loại vũ khí mới. Điều này sẽ duy trì khả năng cạnh tranh của T-90M và đảm bảo nó tuân thủ các yêu cầu chiến đấu hiện đại.

Ngoài ra việc mở rộng sản xuất và xuất khẩu những chiếc xe tăng này cũng đang được xem xét, khi nó được quan tâm từ các đối tác nước ngoài, điển hình như Ai Cập và Ấn Độ - những quốc gia có kế hoạch xây dựng nhà máy lắp ráp T-90M trên lãnh thổ của mình.

Xe tăng T-90M Proryv trên chiến trường Ukraine.
Theo Avia-pro

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.