Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Hệ thống THAAD của Mỹ.
Hệ thống THAAD của Mỹ.

Nga tiếp tục phóng Oreshnik?

Một quan chức Mỹ giấu tên dẫn đánh giá tình báo của Mỹ cho biết: "Chúng tôi nhận định rằng Oreshnik không phải yếu tố thay đổi cục diện trên chiến trường, mà chỉ là một nỗ lực khác của Nga nhằm gây áp lực lên Ukraine".

Vị quan chức này cho biết thêm, Nga sẽ tiếp tục phóng tên lửa đạn đạo mang đầu đạn siêu vượt âm Oreshnik vào Ukraine "trong những ngày tới", để đáp trả cuộc tập kích vào lãnh thổ Nga hôm 11 tháng 12 của Ukraine.

Ngày 11/12, Bộ Quốc phòng Nga cho biết Ukraine đã phóng 6 tên lửa đạn đạo ATACMS vào sân bay quân sự Taganrog thuộc vùng Rostov, trong đó hai quả bị hệ thống phòng không Pantsir bắn rơi, số còn lại "bị phá hủy bằng tác chiến điện tử".

Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga đã khá rõ ràng nhưng quyền Thống đốc vùng Rostov Yuri Slyusar cho biết tên lửa ATACMS Ukraine đã bắn trúng cảng Taganrog, gây hư hại một cơ sở công nghiệp và 14 chiếc xe.

"Cuộc tấn công bằng tên lửa tầm xa do phương Tây sản xuất này chắc chắn sẽ bị đáp trả bằng biện pháp phù hợp", Bộ Quốc phòng Nga cho biết, ám chỉ việc khai hỏa tên lửa siêu thanh Oreshnik.

Lực lượng tên lửa nga lần đầu phóng Oreshnik vào thành phố Dnipro, Ukraine, hôm 21 tháng 11, động thái được Tổng thống Vladimir Putin coi là phản ứng trước việc Ukraine lần đầu tiên sử dụng ATACMS do Mỹ cung cấp và Storm Shadow do Anh cung cấp tấn công lãnh thổ Nga sau khi được phương Tây bật đèn xanh.

Tổng thống Nga Putin từng nói Moscow có thể sử dụng Oreshnik một lần nữa, trong đó có cả khả năng tấn công vào "các trung tâm đầu não" ở Kiev, nếu Ukraine tiếp tục tấn công Nga bằng vũ khí tầm xa phương Tây cung cấp.

Tổng thống Nga nhấn mạnh, tên lửa siêu thanh Oreshnik không thể bị đánh chặn và nó có sức hủy diệt tương đương vũ khí hạt nhân, ngay cả khi được trang bị đầu đạn thông thường khi được phóng theo loạt.

Giới quân sự phương Tây cho rằng tính năng mới của Oreshnik là nó mang theo nhiều đầu đạn có khả năng tấn công nhiều mục tiêu khác nhau cùng lúc, điều thường thấy ở tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM).

Vị quan chức Mỹ cho biết thêm rằng, nhiều gói thiết bị phòng không của Mỹ sẽ được chuyển đến Ukraine trong thời gian tới nhằm đối phó với loạt vũ khí của nga, trong đó có Oreshnik.

THAAD không thể chặn Oreshink

Yuri Knutov, chuyên gia quân sự của Lực lượng Phòng không Nga, nói với RIA rằng tuyên bố THAAD do Mỹ sản xuất có thể đánh chặn tên lửa Oreshnik của Nga chỉ là tuyên truyền của phương Tây.

"Đây là chiến dịch tuyên truyền được thiết kế để trấn an công chúng Mỹ và châu Âu rằng các nước NATO không tụt hậu so với Nga về mặt công nghệ", ông Yuri Knutov, nói.

Ông đang phản hồi lại các báo cáo của phương Tây rằng Hệ thống Phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) do Mỹ sản xuất có thể đánh chặn tên lửa Oreshnik của Nga.

Chuyên gia giải thích lý do tại sao THAAD không thể ngăn chặn Oreshnik:

Về mặt kỹ thuật, THAAD có thể bắn trúng các mục tiêu bay với tốc độ lên tới Mach 14, nhưng điều đó chỉ áp dụng cho các mục tiêu ở gần không gian. Ở độ cao từ 40 đến 70 km, khả năng của THAAD bị giảm mạnh

Đầu đạn siêu thanh của Oreshnik được bao quanh bởi một bong bóng plasma, hấp thụ tín hiệu từ radar dẫn đường khiến chúng trở nên gần như vô hình với hệ thống phòng không

THAAD được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo trong giai đoạn cuối của chuyến bay – nhưng không đủ nhanh để phát hiện, theo dõi và tiêu diệt Oreshnik tiếp cận mục tiêu với tốc độ siêu thanh

Hệ thống tên lửa chống đạn đạo siêu thanh ngoài khí quyển Arrow 3 của Israel cũng không thể đánh chặn Oreshnik, vì nó đã không bắn hạ được tên lửa Fatah-1 và Fatah-2 của Iran - được cho là siêu thanh

Khả năng phòng không của các đồng minh và đối tác khác của Washington thậm chí còn kém hơn so với mỹ và Israel - vì vậy không có hệ thống phòng không hiện tại nào có thể ngăn chặn Oreshnik, chuyên gia kết luận.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.