5 loại thực phẩm tuyệt đối không ăn sống

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Những thực phẩm này vốn rất bổ dưỡng khi nấu chín, nhưng nếu bạn ăn sống sẽ gây ngộ độc và ảnh hưởng sức khỏe.

Khoai tây là một trong sáu loại thực phẩm không nên ăn sống. (Ảnh: ITN).
Khoai tây là một trong sáu loại thực phẩm không nên ăn sống. (Ảnh: ITN).

Shayna Komar, chuyên gia dinh dưỡng được cấp phép tại Thomas F. Chapman Family Cancer Wellness ở Piedmont (Ý), cho biết: “Khi chúng ta ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, nấu trong lò vi sóng hoặc nấu quá kỹ, sẽ dẫn đến một loạt các vấn đề liên quan đến sức khỏe. Việc nấu nướng thực sự có thể làm đảo lộn cấu trúc tự nhiên của thực phẩm, làm mất đi giá trị dinh dưỡng thiết yếu của nó.

Trong khi đó, kết hợp thực phẩm thô, đặc biệt là rau và trái cây vào chế độ ăn uống của bạn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt, bạn có thể sẽ có nhiều năng lượng hơn, làn da đẹp hơn, tiêu hóa được cải thiện và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch khi đã quen với việc ăn đồ sống.

Tuy nhiên, một số loại rau có chứa độc tố tự nhiên và đường khó tiêu hóa có thể dẫn đến bệnh về đường ruột. Ngay cả khi bạn rửa thực phẩm bằng chất tẩy rửa rau và trái cây, giúp loại bỏ thuốc trừ sâu và chất gây ô nhiễm trên bề mặt thì chúng cũng không phù hợp để ăn sống”.

Dưới đây là 5 loại rau, củ chuyên gia khuyến cáo không bao giờ nên ăn sống:

Khoai tây

Khoai tây chưa nấu chín không chỉ có mùi vị khó chịu mà còn có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa. Tinh bột chưa nấu chín của khoai tây cũng có thể gây đầy hơi.

Để tránh gặp rủi ro về sức khỏe, bạn nên nướng, áp chảo hoặc nấu khoai tây trước khi ăn. Cũng nên tránh xa khoai tây xanh có chứa nhiều solanine, một chất độc có thể dẫn đến đau đầu và buồn nôn.

Rau cải

Không bao giờ được ăn sống các loại rau thuộc họ bắp cải như súp lơ trắng, cải bruxen, bông cải xanh và rau mầm.

Những loại rau này chứa đường khó tiêu hóa. Nhìn chung, ăn sống những loại rau này có thể dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe. Trong khi đó, nấu chín rau sẽ giúp dễ tiêu hóa lượng đường có trong rau.

Nếu bạn có vấn đề về tuyến giáp, hãy tránh ăn các loại rau họ cải sống vì chúng có thể làm tình trạng tuyến giáp trở nên tồi tệ hơn.

Đậu đỏ

Đậu đỏ chưa nấu chín chứa một lượng lớn độc tố mang tên glycoprotein lectin dẫn đến các vấn đề như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy trong vài giờ sau khi tiêu thụ.

Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cũng phụ thuộc vào số lượng chất độc đã được tiêu thụ. Tốt nhất bạn nên ngâm đậu trong 5 giờ để loại bỏ độc tố.

Nấm

Mặc dù một số loại nấm có thể ăn sống, tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, bạn nên ăn nấm đã nấu chín. Thực tế, nấm nấu chín có nhiều chất dinh dưỡng hơn. Nấm rang, xào hoặc nướng có hàm lượng kali cao hơn so với nấm chưa nấu chín.

Bạn có thể thêm nấm xào vào món mì ống hoặc bánh pizza để tạo hương vị lành mạnh cho món ăn yêu thích của mình. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng bạn rửa nấm đúng cách bằng chất tẩy rửa rau và trái cây để đảm bảo bạn đang nạp thực phẩm an toàn.

Cà tím

Cà tím có hợp chất solanine hạn chế sự hấp thụ canxi. Ngộ độc solanine có thể dẫn đến một số vấn đề về thần kinh và đường tiêu hóa, các triệu chứng bao gồm buồn nôn, chóng mặt, nôn mửa và chuột rút. Bạn nên rửa cà tím bằng chất tẩy rửa rau và trái cây trước khi nấu để đảm bảo an toàn khi ăn.


Theo kent.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.