Những sự kiện chính của lễ kỷ niệm
Theo Luật Liên bang về Ngày Chiến thắng, Nga tổ chức diễu binh quân sự trên Quảng trường Đỏ ở Moscow, cùng với các lễ hội tại các thành phố anh hùng và khu vực trụ sở quân đội.
Từ năm 1995, các cuộc diễu binh hoành tráng đã diễn ra thường niên trên Quảng trường Đỏ, và từ 2008, các loại khí tài quân sự hạng nặng cũng tham gia vào lễ diễu hành.
Năm 2024, cuộc diễu binh ở Moscow thu hút hơn 9.000 binh sĩ, trong đó có khoảng 1.000 quân nhân tham gia chiến dịch đặc biệt, cùng với 75 hệ thống vũ khí và máy bay chiến đấu.
Những mất mát trong cuộc chiến
Liên Xô chịu tổn thất 27 triệu người trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, chiếm 40% tổng số người chết trong Thế chiến II. Dân thường chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, khi hơn 1.700 thành phố và thị trấn cùng 70.000 ngôi làng bị phá hủy.
Theo báo cáo của Ủy ban Nhà nước Đặc biệt, Đức quốc xã đã gây thiệt hại 679 tỷ rúp (giá trị tính theo năm 1941).
Những người hùng của Liên Xô
11.657 người được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô nhờ các chiến công trong chiến tranh, trong đó có 95 phụ nữ và 44 công dân nước ngoài.
Có 159 cá nhân nhận danh hiệu này 2 lần, 3 phi công nhận danh hiệu 3 lần và 2 người nhận danh hiệu 4 lần.
Người cuối cùng được phong danh hiệu Anh hùng Liên Xô là Leonid Solodkov vào 24/12/1991.
Tính đến ngày 8/5, ông Boris Kravtsov là Anh hùng Liên Xô cuối cùng còn sống, được phong danh hiệu này trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại.
Những cột mốc kỷ niệm Ngày Chiến thắng
Lễ kỷ niệm 20 năm chiến thắng lần đầu được tổ chức trọng thể vào 1965, sau đó là các lễ lớn vào các năm 1975 và 1985.
Nga tiếp tục duy trì truyền thống mời lãnh đạo nước ngoài tham dự lễ kỷ niệm, ngoại trừ năm 2000.
Năm 2023-2024, một số khu vực tại Nga hủy diễu binh Ngày Chiến Thắng vì lý do an ninh. Tuy nhiên, lễ diễu binh tại Moscow vẫn tiếp tục, khẳng định sức mạnh quân sự và lòng tự hào dân tộc.