Cụ thể, bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm giun rồng Dracunculus - một căn bệnh ký sinh trùng hiếm gặp, nguy hiểm, từng được loại trừ tại Việt Nam. Thực tế cho thấy, trong 5 năm từ 2021 đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 24 ca bệnh giun rồng. Trong đó, huyện Tân Sơn phát hiện 6 ca. Các ca bệnh chủ yếu ở nam giới có thói quen ăn gỏi cá, uống nước chưa đun sôi.
Các bác sĩ cho biết, giun rồng trưởng thành có thể dài tới 1,2 mét, chui ra khỏi cơ thể qua da, gây viêm, đau dữ dội, nguy cơ nhiễm trùng nặng nếu không được xử lý đúng cách. Hiện chưa có thuốc đặc trị, chưa có vắc-xin phòng bệnh.
Giun rồng tên khoa học là Dracunculus medinensis, gây bệnh ở người và động vật, lây truyền qua đường tiêu hóa và xâm nhập vào cơ thể qua nước uống hoặc thức ăn tái, sống từ động vật thủy sinh (cá, ếch, nhái, tôm...) có chứa ấu trùng giun rồng. Mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm bệnh, chủ yếu tuổi lao động.
Giun rồng lây truyền qua đường tiêu hóa và xâm nhập vào cơ thể qua nước uống hoặc thức ăn tái, sống từ động vật thủy sinh (cá, ếch, nhái, tôm...) có chứa ấu trùng giun rồng. Mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm bệnh, chủ yếu tuổi lao động.
Người mới nhiễm giun rồng thường không có triệu chứng đặc biệt. Khoảng một năm sau, khi giun cái bắt đầu di chuyển và phát triển trong các mô dưới da, người bệnh có thể xuất hiện sốt nhẹ, chóng mặt, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, mẩn đỏ, tê cứng và ngứa tại chỗ giun khu trú. Vài ngày tiếp theo, vết sưng tấy vỡ ra tiết dịch vàng.
Do đó, để phòng bệnh, người dân cần ăn chín, uống sôi. Tuyệt đối không ăn đồ sống, đồ tái. Giữ vệ sinh nguồn nước, vệ sinh cá nhân và môi trường sống. Khi có triệu chứng bất thường (mụn nước, sưng đau da vùng chi, sốt), cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kip thời.