Chọn ngành trong thời đại AI

GD&TĐ - Chọn ngành không chỉ dựa vào “ngành hot” hay “điểm chuẩn”, mà phải nhìn xa hơn về xu thế nhân lực 5-10 năm tới..

Đào tạo nguồn nhân lực chiến lược làm chủ công nghệ, làm chủ AI là vấn đề cấp thiết trong thời đại mới.
Đào tạo nguồn nhân lực chiến lược làm chủ công nghệ, làm chủ AI là vấn đề cấp thiết trong thời đại mới.

Công nghệ đang tái vẽ “bản đồ” nghề nghiệp toàn cầu

Mỗi mùa tuyển sinh, học sinh, phụ huynh lại loay hoay với câu hỏi quen thuộc: Nên học ngành gì để không thất nghiệp hay có công việc tốt, phát triển sự nghiệp?

Nhưng trong thời đại AI và chuyển đổi số, câu hỏi này không còn đủ. Chúng ta cần đặt ra vấn đề: Xã hội đang cần người như thế nào và mình có thể trở thành ai trong hệ sinh thái đó?

Tại Diễn đàn “Phát triển xung lực mới cho quốc gia” tổ chức mới đây, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT đã khẳng định: Chúng ta muốn sánh vai với các dân tộc tiên tiến cần một cuộc chiến mới, chiến thắng bằng tri thức, bằng công nghệ.

Đây không chỉ là thông điệp mang tính truyền cảm hứng mà còn là lời cảnh báo về cuộc tái cấu trúc toàn diện của thị trường lao động, nơi những kỹ năng cũ không còn đủ để tồn tại.

Dưới tác động của Nghị quyết 57-NQ/TW về phát triển nguồn nhân lực quốc gia, các ngành nghề đang được định nghĩa lại theo chiều hướng công nghệ hóa.

Theo đó, AI và Khoa học dữ liệu là "chìa khóa vàng" trong mọi lĩnh vực, từ tài chính, y tế đến logistic. An ninh mạng, điện toán đám mây ngày càng quan trọng khi nền kinh tế số hóa toàn diện. Kinh tế số, Marketing số, Quản trị số - các ngành truyền thống nay yêu cầu tư duy công nghệ và hiểu biết hệ thống.

Ông Lê Thanh Tùng, thành viên HĐQT VietinBank chia sẻ: Trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, nếu chậm chân, chúng ta không chỉ lạc hậu mà còn có nguy cơ bị thay thế. Dù đã có chiến lược rõ ràng, nhưng khâu thực thi vẫn là một thách thức lớn. Để thực hiện hiệu quả, cần có sự đồng bộ và toàn diện từ cơ chế, chính sách, thể chế cho đến văn hoá tổ chức. Yếu tố quyết định chính là ở con người.

Điều đó có nghĩa là, việc chọn ngành nghề nếu mang tính truyền thống hay cảm tính sẽ không còn phù hợp với xu thế. Để có một lực lượng lao động tinh nhuệ đủ kỹ năng chuyên môn, vững vàng về công nghệ, về AI đáp ứng cấp thiết cho thị trường, cần có phương án đào tạo bài bản.

imager-10226-174843-5084.jpg

Chọn ngành phải nhìn xa hơn về xu thế nhân lực, nhu cầu thị trường

Việc chọn ngành không chỉ dựa vào “ngành hot” hay “điểm chuẩn”, mà phải nhìn xa hơn về xu thế nhân lực 5-10 năm tới, nhu cầu thực tiễn của thị trường lao động và khả năng phát triển năng lực chuyển đổi, sáng tạo và thích nghi.

Với sự phát triển của AI cũng như chuyển đổi số Việt Nam đang vô cùng mạnh mẽ, đào tạo nhân lực không phải là chạy theo hoặc học theo mà là vận dụng, làm chủ cuộc chơi này.

Trong bối cảnh đó, Trường Đại học FPT là một trong những đơn vị tiên phong về đào tạo gắn với thực tiễn, gắn với xu thế. Không chỉ các ngành công nghệ như AI, An ninh mạng, Khoa học dữ liệu… mà các ngành Quản trị kinh doanh, Luật, Truyền thông, Ngôn ngữ… tại trường cũng được trang bị nền tảng công nghệ vững vàng, học song hành với AI; giúp sinh viên có thể “nhập cuộc” chuyển đổi số từ ghế giảng đường.

Ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH FPT cho hay: Chúng tôi không còn đào tạo theo cách của 3 - 5 năm trước. Sinh viên cần được trang bị năng lực để ‘nhập cuộc’ vào chuyển đổi số quốc gia, ngay từ ghế giảng đường.

Ngay trong tháng 5/2025, Trường Đại học FPT đã triển khai khóa đầu tiên của chương trình “Kỹ sư 57” - đào tạo lớp nhân lực tiên phong làm chủ AI, vận hành hệ thống số hóa, quản trị công và triển khai thực tế các dự án chuyển đổi số quốc gia.

Đây là lực lượng có thể tham gia thực thi trực tiếp Nghị quyết 57-NQ/TW tại các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp, đồng hành cùng lực lượng chủ lực “tác chiến” trên mặt trận công nghệ của quốc gia.

Đặc biệt, từ năm học 2025-2026, trường này sẽ chính thức đào tạo ngành Chuyển đổi số - lần đầu tiên tại Việt Nam. Không chỉ vậy, dù học ngành gì, sinh viên của trường cũng sẽ được học môn Chuyển đổi số từ tháng 9/2025, được trang bị nền tảng AI, công nghệ, ngoại ngữ để trở thành công dân toàn cầu trong nền kinh tế số.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ