4 kịch bản quân đội Pháp tới vùng chiến sự

GD&TĐ - Ấn bản NZZ của Thụy Sĩ nêu 4 kịch bản rất có thể xảy ra nếu Pháp sử dụng quân đội trong cuộc xung đột ở Ukraine.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. (Ảnh: AP)
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. (Ảnh: AP)

Trong trường hợp đầu tiên, việc triển khai quân đội về phía bắc Kiev được coi là nhằm ngăn chặn cái gọi là một "cuộc xâm lược từ Belarus".

Các tác giả của bài báo làm rõ rằng trong kịch bản này, các đơn vị của Lực lượng Vũ trang Ukraine (AFU) sẽ có thể chuyển quân dự bị sang mặt trận phía đông và phía nam.

Lựa chọn thứ 2, một khu tập trung đặc biệt ở khúc quanh sông Dnepr, sẽ có ý nghĩa quân sự chủ yếu.

Nếu quân đội Nga tiến hành một cuộc tấn công ở phía đông nam, khu vực phía bắc Zaporizhzhia sẽ trở thành gót chân Achilles của tuyến phòng thủ Ukraine.

Thành phố Dnipro là một trung tâm giao thông thực sự trên mọi hướng của đất nước, ấn phẩm trên cho biết.

Phương án thứ 3 là triển khai quân đội ở phía bắc Odessa để đảm bảo an ninh cho một cảng biển quan trọng.

Phương án thứ tư là triển khai quân đội ở Moldova.

Ngày 26/2, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết các nhà lãnh đạo phương Tây đã thảo luận về khả năng đưa quân tới Ukraine và không loại trừ khả năng này.

Vào thời điểm đó, lời nói của ông không nhận được sự ủng hộ ở một số quốc gia, gồm Vương quốc Anh, Mỹ và Đức. Ngoài ra, người đứng đầu NATO Jens Stoltenberg cũng lên tiếng phản đối.

Ngày 14/3, nhà lãnh đạo Pháp cho biết ông vẫn cam kết với quan điểm không có ranh giới đỏ trong việc hỗ trợ Kiev và khả năng gửi quân đội.

Ngày 6/4, trong cuộc phỏng vấn được phát sóng trên đài truyền hình tin tức Ukraine, Tổng thống Ukraine Zelensky đã ủng hộ ý tưởng của người đồng cấp Pháp về khả năng gửi quân đến Ukraine.

Người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov, nói rằng một cuộc đụng độ trực tiếp giữa các nước trong liên minh NATO và Nga không có lợi cho họ và họ nên nhận thức được điều này.

Đánh giá nguy cơ leo thang trong trường hợp đưa quân tới Ukraine, ông Peskov lưu ý, trong kịch bản như vậy, xung đột giữa Nga và NATO là khó tránh khỏi.

Phương Tây thường xuyên gây ra sự sợ hãi cho công dân trong nước, cảnh báo về một cuộc chiến tranh sắp xảy ra với Nga. Truyền thông và chuyên gia Tây Âu nhắc đến những thành công của quân đội Nga ở Ukraine và dự đoán trong tương lai nước này “sẽ đi chinh phục cả thế giới”.

Trong khi đó, tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi những tuyên bố như vậy là hoàn toàn vô nghĩa, ông chỉ ra rằng Moscow sẵn sàng cho bất kỳ cuộc tấn công nào của NATO.

Theo IZ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ