Góp ý sửa đổi quy định liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ

GD&TĐ - Bộ GD&ĐT tổ chức hội thảo góp ý cho Thông tư mới, thay thế quy định liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài.

Bà Samantha Lea Smith, Giám đốc Khảo thí của Công ty TNHH British Council (Việt Nam) phát biểu tại hội thảo.
Bà Samantha Lea Smith, Giám đốc Khảo thí của Công ty TNHH British Council (Việt Nam) phát biểu tại hội thảo.

Tham dự hội thảo có đại diện các đơn vị tổ chức thi của Việt Nam khu vực phía Bắc, gồm: 16 Sở GD&ĐT, 6 cơ sở giáo dục đại học, 2 đơn vị sự nghiệp công lập khác và hơn 30 doanh nghiệp.

Nhấn mạnh ý nghĩa, tác động quan trọng của văn bản đối với các đơn vị tổ chức thi cấp chứng chỉ, TS.Lê Mỹ Phong, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) mong muốn nhận được ý kiến góp ý trực tiếp, cụ thể cho Dự thảo và chia sẻ những khó khăn, vướng mắc khi triển khai thực hiện nếu có.

Trên cơ sở tiếp thu góp ý, Bộ GD&ĐT sẽ tổng hợp, nghiên cứu để ban hành Thông tư bảo đảm đúng quy định của các văn bản cấp trên và đáp ứng tối đa nhu cầu của các bên liên kết, bảo đảm quyền lợi cho người dự thi.

Tóm tắt thực tiễn triển khai Thông tư số 11/2022/TT-BGDĐT hơn 2 năm qua, ông Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Trưởng Phòng Quản lý văn bằng, chứng chỉ (Cục Quản lý chất lượng) cho biết: Bộ GD&ĐT đã ban hành 193 quyết định phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ đối với 7 ngôn ngữ, 26 loại chứng chỉ, 18 cơ sở tổ chức thi cấp chứng chỉ của nước ngoài, 255 lượt cơ sở tổ chức thi của Việt Nam. Việc phê duyệt cơ bản đáp ứng nhu cầu cơ quan, doanh nghiệp, người dân.

Báo cáo cũng đề cập đến những tồn tại, bất cập và định hướng, mục tiêu ban hành Thông tư thay thế Thông tư số 11/2022/TT-BGDĐT nhằm đổi mới công tác quản lý hoạt động này theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, tôn trọng các quy định của các tổ chức đánh giá năng lực ngoại ngữ của nước ngoài, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của xã hội và phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp, người dân.

Tại hội thảo, các đại biểu tập trung góp ý cho dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 11/2022/TT-BGDĐT quy định về liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài.

Bà Samantha Lea Smith, Giám đốc Khảo thí Hội đồng Anh (Việt Nam) cho rằng: Nghị định số 86/2018/NĐ-CP và Thông tư số 11/2022/TT-BGDĐT là bước tiến quan trọng trong những nỗ lực nâng cao chất lượng và quản lý việc thi chứng chỉ ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam.

Nghị định số 86/2018/NĐ-CP đã được sửa đổi vào năm 2024 và do đó, việc sửa đổi Thông tư số 11/2022/TT-BGDĐT là cần thiết và vô cùng quan trọng.

Thông tư mới sẽ có những tác động trực tiếp tới hoạt động, vận hành của các đơn vị tổ chức thi, do đó, Hội đồng Anh rất quan tâm tới việc đóng góp các ý kiến tới dự thảo này.

Hội đồng Anh đánh giá cao dự thảo với những đổi mới mang tính toàn diện so với Thông tư 11/2022/TT-BGDĐT, tạo điều kiện để các đơn vị liên kết chủ động hơn trong quá trình tổ chức thi và vẫn đảm bảo được trách nhiệm của đơn vị liên kết với chất lượng, an toàn của các kỳ thi.

Cùng chung nhận định, cơ bản các đại biểu từ các đơn vị liên kết tổ chức thi đánh giá cao những nội nội dung đổi mới mạnh mẽ thể hiện trong dự thảo Thông tư. Các đại biểu cũng chia sẻ những nỗ lực của Bộ GD&ĐT trong việc nhanh chóng xử lý hồ sơ, thẩm định, phê duyệt trong thời gian qua.

Tiếp đến, hội thảo dành cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị khu vực phía Nam có trụ sở từ Đà Nẵng trở vào sẽ được tổ chức vào 9/5 tại TP.Hồ Chí Minh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phiêu lưu quân sự ở Kursk: Biết sai thì đã muộn

Chỉ huy Ukraine đòi rút quân khỏi Kursk

GD&TĐ - Các chỉ huy Ukraine ở vùng Kursk đang yêu cầu Đại tướng Oleksandr Syrsky dừng hoạt động tái tấn công quận Glushkovo, cũng thuộc vùng Kursk của Nga.