Mục tiêu đã được xác định và hỏa lực đã được điều chỉnh nhờ máy bay không người lái của Trung đoàn Biệt kích số 4, thuộc Lực lượng Tác chiến Đặc biệt.
Hệ thống pháo phản lực dẫn đường HIMARS của Mỹ được chọn cho cuộc tấn công này, chỉ cần một quả đạn GMLRS để hoàn thành nhiệm vụ, khi rơi cách bệ phóng MLRS Triều Tiên chỉ vài mét, khiến tổ hợp này bốc cháy do mảnh vỡ.
Được biết tổ hợp HIMARS sử dụng phiên bản tên lửa GMLRS M30A1 được trang bị đầu đạn chùm với nhiều viên bi vonfram để gây sát thương diện rộng.
Theo nhà phân tích Skripka của OSINT, hệ thống KN-09 nói trên đã bị phá hủy ở khu vực Kursk gần làng Pervomaysky.
KN-09 là hệ thống pháo phản lực phóng loạt 300mm có tầm bắn lên tới 200 km. Tổ hợp này bao gồm hai khối bệ phóng, mỗi bệ phóng có 4 tên lửa.
Trong các cuộc diễu hành gần đây, Triều Tiên đã trình làng một loại xe bệ phóng KN-09 mới, mang theo tới 12 tên lửa dẫn đường.
Năm 2016, đạn KN-09 đã được phóng đi với tầm bắn 200 km, trong đó tên lửa đạt tới độ cao 50 km, theo báo cáo chính thức từ phía Hàn Quốc, sau khi Seoul tiến hành theo dõi cuộc thử nghiệm từ xa.

Vào tháng 4 năm nay, lần đầu tiên báo chí xác nhận Quân đội Nga đã bắt đầu sử dụng bệ phóng tên lửa M-1991 của Triều Tiên trong cuộc chiến chống lại Ukraine.
Hệ thống pháo M-1991 240 mm được Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) đưa vào sử dụng từ cuối những năm 1980 và là phiên bản cải tiến của hệ thống M-1985.

Bên cạnh đó, thông tin cho biết Nga cũng đã nhận được 4 - 6 triệu quả đạn pháo của Triều Tiên trong 20 tháng qua, và Bình Nhưỡng thu về gần 20 tỷ USD thông qua hình thức hàng đổi hàng và nhận công nghệ quân sự tối tân.