Trong một chuyến thám hiểm gần đây ngoài khơi bờ biển New Zealand, các nhà khoa học đã bất ngờ phát hiện một sinh vật biển sâu vô cùng kỳ lạ, được cho là chưa từng được ghi nhận trước đây.
Với hình dạng uốn lượn như rồng biển, lớp da bán trong suốt, phát ra ánh sáng hồng và xanh lam dưới ánh đèn, sinh vật này khiến các nhà nghiên cứu không khỏi kinh ngạc.
Phát hiện được thực hiện bởi nhóm nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Nước và Khí quyển Quốc gia (NIWA) của New Zealand, trong khuôn khổ một chiến dịch khảo sát sinh vật biển sâu.
Sinh vật lạ này được nhìn thấy ở độ sâu hơn 1200 mét, nơi ánh sáng mặt trời không thể chạm tới và áp suất nước cực kỳ khắc nghiệt.
Điều đáng chú ý là sinh vật phát ra ánh sáng sinh học – một hiện tượng hiếm gặp trong thế giới động vật – có thể để thu hút con mồi hoặc xua đuổi kẻ thù.
Các chuyên gia bước đầu nhận định đây có thể là một loài mới hoàn toàn, thuộc nhóm động vật không xương sống, có họ hàng xa với loài mực ống hoặc sứa biển.
"Chúng tôi chưa từng thấy sinh vật nào như thế này trước đây," Tiến sĩ Kareen Schnabel, thành viên nhóm nghiên cứu, chia sẻ - "Hình dạng, chuyển động và màu sắc của nó thực sự khiến chúng tôi sửng sốt. Chúng tôi cần thêm thời gian để phân tích và xác định chính xác."
Phát hiện này góp phần mở rộng hiểu biết của con người về sự sống bí ẩn nơi đáy đại dương – nơi vẫn còn vô số điều chưa được khám phá.