Một là, tăng cường chỉ đạo, tổ chức triển khai nghiêm túc, có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước cho học sinh.
Hai là, tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của học sinh về việc tuân thủ các quy định về phòng, tránh tai nạn thương tích, đuối nước; quán triệt nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, nhà giáo, nhân viên trong quản lý học sinh đảm bảo an toàn trong môi trường trường học; chú trọng tố chức hướng dẫn kỹ năng phòrg, chống tai nạn thương tích, đuối nước cho học sinh.
Đối với học sinh cần thường xuyên quán xuyến, nhắc nhở học sinh không chơi các trò chơi nguy hiểm như nô đùa, chạy nhảy ở hành lang các tầng cao, leo trèo tường rào, lan can, bắn dây nịt.. khuyến cáo các em tuyệt đối không chơi, đùa nghich gần ao, hồ, sông suối, kênh rạch, hố công trình, nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước, tự ý hoặc rủ nhau tắm, đi bơi khi không có người lớn đi cùng.
Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức phòng, tránh tai nạn thương tích, đuôi nước cho học sinh trong các giờ sinh hoạt tập thể hoặc ở các thời điểm thích họp.
Ba là, chỉ đạo rà soát, kiểm tra, thống kê toàn bộ cơ sở vật chất trường, lớp, thiết bi phục vụ việc dạy, học; thiêt bị phục vụ các hoạt động vui chơi, sinh hoạt của học sinh
(phòng học, đồ dùng thí nghiệm, tường, rào, lan can.. .trong khuôn viên nhà trường).
Kịp thời có phương án sửa chữa, hoặc báo cáo, đề xuất cấp có thấm quyền phương án sửa chữa, thay thế, khắc phục kịp thời cơ sở vật chất, các thiết bị dạy học đã cũ, quá hạn có nguy cơ xảy ra tai nạn đổi với học sinh.
Bốn là, phối họp chặt chẽ với chính quyền địa phương, chủ động, kịp thời có phương án ứng phó trước hiện tượng thời tiết bất thường, thiên tai, bão, lũ lụt..., nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh.