Philippines thông qua đạo luật về sức khỏe tâm thần

GD&TĐ - Philippines mới đây thông qua đạo luật thúc đẩy sức khỏe tinh thần và hạnh phúc trong môi trường học đường.

Bạo lực học đường là vấn đề nhức nhối tại Philippines.
Bạo lực học đường là vấn đề nhức nhối tại Philippines.

Luật có tác động tích cực đến việc xây dựng trường học an toàn, bình đẳng và hạnh phúc.

Cụ thể, đạo luật do Tổng thống Ferdinand Romualdez Marcos ban hành, yêu cầu triển khai chương trình chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh, giáo viên, nhân viên trong các trường công lập và tư thục trên toàn quốc.

Nội dung chương trình phải đảm bảo các bước bao gồm sàng lọc, đánh giá, sơ cứu, thẩm định và các dịch vụ hỗ trợ khác. Chúng không chỉ giúp học sinh cải thiện sức khỏe tinh thần mà còn học về cảm xúc, cân bằng trạng thái căng thẳng và ứng phó với khủng hoảng tinh thần.

Các chương trình sức khỏe tinh thần tại trường học phải đảm bảo các bước bao gồm sàng lọc, đánh giá, sơ cứu, thẩm định và các dịch vụ hỗ trợ khác. Chúng không chỉ giúp học sinh cải thiện sức khỏe tinh thần mà còn học về cảm xúc, cân bằng trạng thái căng thẳng và ứng phó với khủng hoảng tinh thần.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. tuyên bố: “Khi học sinh và nhân viên nhà trường của chúng ta khỏe mạnh về mặt tinh thần, thành tích học tập sẽ được cải thiện, tình trạng nghỉ học sẽ giảm và thúc đẩy các văn hoá tốt. Điều này sẽ xây dựng môi trường học tập an toàn và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của học sinh”.

Một trong những điểm nổi bật trong đạo luật là thành lập các trung tâm chăm sóc tại khoảng 47 nghìn trường công lập trên toàn quốc. Mỗi trung tâm được điều hành bởi một cố vấn trường học và hỗ trợ bởi các chuyên viên tâm lý. Các trung tâm sẽ cung cấp các dịch vụ tư vấn sức khỏe tinh thần, tổ chức các hội thảo về quản lý căng thẳng, cũng như thay đổi định kiến liên quan đến vấn đề này.

Đạo luật được thúc đẩy triển khai do tỷ lệ bắt nạt trong các trường học ở Philippines nằm ở mức báo động. Việc tăng cường sức khỏe tinh thần trong trường học được kỳ vọng sẽ giúp giải quyết vấn đề trên và bảo vệ học sinh khỏi những tác động tiêu cực của bạo lực học đường.

Thượng nghị sĩ Sherwin Gatchalian, người xây dựng đạo luật, cho biết: “Đạo luật sẽ giúp ngăn ngừa tự tử, giảm thiểu bạo lực học đường và tạo ra một môi trường học tập an toàn hơn cho học sinh. Việc đảm bảo khả năng tiếp cận các dịch vụ sức khỏe tâm thần sẽ trang bị cho học sinh những kỹ năng sống cần thiết, giúp các em vượt qua các khó khăn trong học tập và cuộc sống”.

Tuy nhiên đạo luật chỉ thực hiện hiệu quả khi cố vấn trường học có bằng cử nhân trong các lĩnh vực liên quan đến hướng dẫn, tư vấn hoặc tâm lý học. Các chuyên viên cũng phải từng được đào tạo hoặc thực hành trong lĩnh vực tâm lý.

Những yêu cầu nghiêm ngặt trên vô hình chung khiến các đơn vị trường học gặp nhiều khó khăn khi tuyển người phù hợp và phải nới lỏng một số tiêu chuẩn như miễn yêu cầu bằng thạc sĩ với ứng viên.

Đạo luật mới của Philippines là một bước đi quan trọng trong việc tạo ra hệ thống giáo dục toàn diện và bảo vệ sức khỏe tinh thần của học sinh và nhân viên trường học, đồng thời là một khoản đầu tư cho sự phát triển của xã hội Philippines trong tương lai.

Philippines đứng đầu về tỷ lệ bắt nạt trong Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế năm 2018. Ủy ban Giáo dục Quốc hội lần thứ hai (EDCOM 2) cũng chỉ ra hơn 10 nghìn trường công khắp cả nước chưa có chính sách chống bắt nạt và bạo lực học đường. Tình trạng này khiến học sinh không cảm thấy an toàn trong môi trường học đường và không thể tập trung học tập.

Theo Rappler

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mùa Xuân trở lại

GD&TĐ -Mùa Xuân trên bản Sịa thường đến muộn cả tháng trời. Khi nơi nơi đang rộn rã đón mùa Xuân và Tết cổ truyền thì bản Sịa vẫn còn ngủ im trong băng giá.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Đường đến thành công

GD&TĐ - Dưới cái nắng như thiêu đốt mặt đất, đôi vợ chồng trẻ mới cưới Zhou Quan và Meng Lu rời khỏi vùng núi hẻo lánh của huyện Hội Ninh, tỉnh Cam Túc.

Hình ảnh 'Táo quân' dường như phai nhạt dần trong dịp Tết. Ảnh: INT.

'Gia vị' Táo quân

GD&TĐ - Ngay từ khi tôi còn bé tí, bạn đã trở thành chương trình được yêu thích và mong chờ nhất trong dịp Tết.