Ví dụ như Charles Darwin là một người vô cùng lười biếng. Giáo viên và bố mẹ ông phải nỗ lực rất nhiều để ép ông học ngữ pháp và toán. Ông thường lăn ra ngủ giữa giờ học. Ông chỉ thích câu cá và bắn quạ. Thời sinh viên, ông dành hầu hết thời gian ở quán rượu.
Một ví dụ khác là Winston Churchill. Thời đi học, ông là học sinh kém nhất lớp. Ông thậm chí không học đại học, hoàn toàn không quan tâm tới thể thao. Thứ duy nhất làm ông thích thú là ngồi xích đu. Nhưng sau đó, ông lại trở thành một chính trị gia tuyệt vời.
Nhiều vĩ nhân khác cũng được cho là những kẻ lười biếng vô cùng, như Einstein, Newton, Picasso, Mendeleev… Tuy nhiên, họ vẫn đạt được thành công hiếm có và nổi tiếng khắp thế giới.
Điều đó cho thấy lười biếng có thể mang lại những lợi thế. Dưới đây là một số lý do giải thích tại sao người lười lại dễ thành công hơn.
Họ sáng tạo
Người lười thường sáng tạo trong việc sắp xếp công việc. Họ không lãng phí thời gian vào những thứ không cần thiết. Một nhân viên lười biếng sẽ luôn tìm ra cách tự động hóa và tối ưu hóa những tiến trình lặp đi lặp lại trong công việc của họ.
Người lười luôn cố gắng làm cuộc sống của họ dễ dàng hơn. Họ lười biếng đến mức không muốn xới đất, mà phát minh ra một cái máy đào đất.
Họ lười biếng đến mức không muốn lau dọn, mà phát minh ra chiếc máy hút bụi. Ai biết được đấy, có thể tất cả những phát minh vĩ đại nhất thế kỷ này lại được phát minh bởi chính những kẻ lười biếng.
Họ có máu doanh nhân
Người lười thường dám nghĩ dám làm. Họ có nhiều ý tưởng và dự án bởi vì tâm trí họ không bị lấp đầy bởi những suy nghĩ và trách nhiệm xa xôi. Họ nghĩ về nhiều thứ khác nhau. Điều quan trọng với họ là tiến trình làm việc không nhàm chán và có được kết quả cuối cùng.
Họ biết khi nào cần nghỉ ngơi
Điều quan trọng nhất là biết khi nào nên nghỉ ngơi, vì bạn tiêu hao năng lượng càng nhiều thì bạn càng ít có khả năng hoàn thành những kế hoạch lớn. Những người lao đầu vào công việc quá nhiều thì trí nhớ ngày càng kém.
Ngoài ra, một số nhà khoa học cho rằng nếu bạn đã là cú đêm mà lại còn dậy sớm để thực hiện những bài tập thể dục nặng thì sức khỏe của bạn sẽ ngày càng suy kiệt, đặc biệt là khi bạn đã ngoài 40 tuổi.
Họ bình tĩnh
Người lười chẳng vội làm gì. Họ không vội nhảy ngay vào nhiệm vụ này khi vừa mới hoàn thành nhiệm vụ kia. Nói cách khác, người lười ít lo lắng và bình tĩnh làm việc của mình.
Họ biết mục tiêu của mình
Người lười biết cách ưu tiên và tập trung vào mục tiêu của mình, chứ không bị người khác làm phân tâm. Đơn giản là họ quá lười đến mức không thể chú ý đến việc của người khác, vì thế họ chỉ tập trung vào việc của mình.
Họ thông minh
Để lười, họ phải thực sự có một cái đầu tuyệt vời. Họ cần tìm cách để được nghỉ ngơi một khoảng thời gian nhưng sau đó vẫn hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn.
Nhân viên có 2 xu hướng, hoặc thông minh hoặc ngu ngốc, hoặc lười biếng hoặc siêng năng. Nếu bạn thông minh và lười biếng, có thể bạn sẽ là nhân viên hiệu quả nhất công ty.
Họ sử dụng công nghệ để có thể lười biếng
Thời đại của chúng ta, có rất nhiều chương trình, ứng dụng và tiện ích cho phép người ta làm công việc của mình nhanh hơn. Người lười biết tất cả những thứ này và sử dụng chúng để hoàn thành công việc nhanh hơn gấp hai lần.
Ví dụ như, nếu họ đang làm việc trên một tệp tin, họ sẽ không chỉ viết nó ra rồi gửi cho luật sư, biên tập viên, quản lý và những người khác để họ kiểm tra, việc đó sẽ mất nhiều thời gian.
Họ sẽ chỉ tạo một Google Doc, để tất cả mọi người đều có thể vào được để chỉnh sửa cùng lúc. Việc này sẽ tiết kiệm thời gian và giúp họ lười lâu thêm một chút.
Giáo sư người Mỹ Arnold Ludwig từng phân tích hơn 1.000 người đạt được những thành công hiếm thấy trong cuộc sống. Ông đi đến một kết luận rằng, ngoài việc có tài năng bẩm sinh, bạn cũng cần phải biết… lãng phí thời gian.
Nghe có vẻ nghịch lý trong thời đại của chúng ta. Nhưng, ngay cả Einstein cũng từng nói rằng sự nhàm chán chính là công cụ tốt nhất để phát triển óc tưởng tượng và tính sáng tạo.