Phát triển giáo dục khởi nghiệp tại Việt Nam
Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thanh Huyền |
Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thanh Huyền (Đại học Nghiên cứu quốc gia ITMO St.Petersburg, Nga) mong muốn tăng cường “Phát triển giáo dục khởi nghiệp tại Việt Nam”.
Thông qua trải nghiệm của bản thân khi còn ở cương vị giảng viên của Đại học Đà Nẵng, chị đã dẫn dắt và chứng kiến sinh viên còn nhiều khó khăn trong việc khởi nghiệp.
Chính vì vậy chị tin rằng giáo dục khởi nghiệp có tác động tích cực đến hiệu quả và sự thành công của hoạt động khởi nghiệp. Sinh viên cần có nền tảng tâm lý vững, kĩ năng cảm xúc tốt, thái độ nghiêm túc để kiên trì theo đuổi lựa chọn khởi nghiệp của mình. Coi khởi nghiệp thực sự là một lựa chọn nghề nghiệp.
Như vậy số lượng cũng như chất lượng của khởi nghiệp được nâng cao.
Bên cạnh đó, dù không trở thành doanh nhân, không tạo ra doanh nghiệp mới. Nhưng sinh viên có thể phát triển tư duy nhận thức tốt để nắm bắt cơ hội, làm việc hiệu quả.
Chị Thanh Huyền kỳ vọng rằng sẽ kết nối được với nhiều trí thức trẻ ở mọi nơi để chia sẻ, tìm hiểu thông tin về lĩnh vực nghiên cứu. Chị Huyền cũng mong rằng dưới góc nhìn của những người trẻ, năng động, hội nhập, tiếp thu những tiền bộ trên thế giới sẽ mang lại những đóng góp, kiến nghị có giá trị, hiệu quả về mặt chính sách cho đất nước.
Phát triển tiềm năng của học sinh
Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Sao Ly |
Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Sao Ly muốn áp dụng chương trình giáo dục mang tên SARE giúp phát triển tiềm năng của học sinh thông qua thực nghiệm nghiên cứu khoa học.
Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Sao Ly (Đại học Johns Hopkins, Mỹ) muốn áp dụng chương trình giáo dục mang tên SARE nhằm kích phát tiềm năng của học sinh thông qua thực nghiệm nghiên cứu khoa học. Đây là một chương trình chị Sao Ly đã tham gia thực hiện và thành công ở Baltimore, Mỹ.
Do vậy, chị mong muốn chương trình này sẽ được thực hiện với điều kiện phù hợp tại Việt Nam, để các bạn học sinh có nhiều cơ hội tiếp cận với khoa học đồng thời tăng cường động lực học tập.
Chị Sao Ly chia sẻ: “Tôi hy vọng qua Diễn đàn này, tôi sẽ kết nối, trò chuyện và tạo dựng những mối quan hệ với các nhà khoa học khác. Tôi cũng muốn có cơ hội được thảo luận và đóng góp ý kiến của mình với các đại biểu khác.
Qua đó, ý kiến và suy nghĩ của mình về những đề tài khác nhau sẽ được củng cố và hoàn thiện hơn. Tất cả các đại biểu của diễn đàn này đều là những người tài, những tri thức trẻ. Cơ hội được kết nối và chia sẻ với những đại biểu như thế này rất giá trị”.
Thách thức của ngành Ngôn ngữ học Việt Nam
Thạc sĩ Tạ Quang Tùng công tác tại Viện Ngôn ngữ học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Anh Tùng là một cán bộ trực tiếp tham gia vào các hoạt động nhiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu ngữ âm ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Đến với Diễn đàn, anh trăn trở với những thách thức về ngôn ngữ trong nghiên cứu, đời sống thời công nghệ.
Anh Tùng cho biết, thách thức lớn nhất của ngành Ngôn ngữ học Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế chính là công nghệ. Công nghệ tụt hậu công nghệ không chỉ nới rộng khoảng cách giữa nước ta với thế giới mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ quá trình điều tra, phân tích của các nhà khoa học.
Việc áp dụng công nghệ vào nghiên cứu khoa học không còn quá xa lạ, tuy nhiên, việc ứng dụng các phần mềm máy tính vào nghiên cứu ngôn ngữ ở nước ta chưa được ứng dụng rộng rãi.
Để đưa những phần mềm công nghệ đến gần hơn với giới khoa học Ngôn ngữ và những người quan tâm nghiên cứu âm thanh, anh TÙng đã dành nhiều tâm huyết cho việc đào tạo và phát triển lớp trí thức trẻ.
Tuy nhiên Th.s Tạ Quang Tùng hi vọng việc phổ cập những phần mềm tin học trong công tác nghiên cứu ngôn ngữ sẽ là những bước tiến đầu tiên góp phần vào sự phát triển của đất nước. “Hiện nay, việc có các công trình đăng trên các đơn vị được tính chỉ số ISI, Scopus là vấn đề bức thiết, việc biết sử dụng các phần mềm máy tính là bước đi quan trọng nhằm đưa chúng ta hội nhập với giới ngôn ngữ học quốc tế”.-Thạc sĩ khẳng định.