Tiến sĩ trẻ tạo chế phẩm nano bảo vệ môi trường từ rừng phòng hộ

GD&TĐ -Tiến sĩ Nguyễn Hồng Nhung Dương đã có bước đột phá trong công nghệ sản xuất các chế phẩm nano phục vụ nông nghiệp xanh từ rừng neem phòng hộ ở Việt Nam, để góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường.

Tiến sĩ trẻ Nguyễn Hồng Nhung Dương luôn khát khao hướng tới nền nông nghiệp xanh.
Tiến sĩ trẻ Nguyễn Hồng Nhung Dương luôn khát khao hướng tới nền nông nghiệp xanh.

TS Nguyễn Hồng Nhung Dương đang là giảng viên Khoa Công Nghệ Sinh Học, Đại học Quốc Tế, ĐHQG TPHCM. Chị từng bảo vệ Tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Hóa học tại trường ĐH Oklahoma, Hoa Kỳ.

Chị Dương là một trong số 233 đại biểu tham gia Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ II năm 2019 do T.Ư Đoàn tổ chức tại Hà Nội, từ ngày 26 - 28/11.

Đến với Diễn đàn, chị Dương mong muốn chia sẻ rộng rãi những lợi ích của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ từ cây neem trong sản xuất nông nghiệp.

Chị Dương cho biết, việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật không chỉ khiến dư lượng trên rau quả vượt ngưỡng cho phép mà còn nhiễm độc tài nguyên đất, nước...đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

Điều này đã thôi thúc chị Dương bắt tay nghiên cứu tạo thuốc bảo vệ thực vật sinh học hữu cơ từ cây neem vừa thân thiện với môi trường vừa góp phần tăng năng suất mùa vụ.

Chị Dương cho biết, neem sở hữu nhiều đặc tính ưu việt như khả năng kháng viêm và kháng khuẩn cao, có thể chống sâu bệnh trên cây trồng hiệu quả nhưng không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh hay gây hại cho người.

"Thông qua chuỗi công nghệ phân tách, tinh chế, nano nhũ hóa, tạo ra sản phẩm ở dạng nano với tính thẩm thấu cao, ưu việt so với các sản phẩm thông thường", chị Dương nói. Kết quả, chị Dương đã hệ nhũ tương nano từ dầu neem với kích thước < 20nm và các hạt nano phân bố đều với các thiết bị và quy trình đơn giản.

Kết quả nghiên cứu này còn thúc đẩy việc sử dụng các hợp chất tự nhiên trong bảo vệ rau quả, góp phần tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.; đóng góp vào ngành công nghiệp dược mỹ phẩm và hóa chất. Bên cạnh đó, góp phần tăng giá trị cây neem để góp phần cải thiện đời sống người dân, nhất là những địa phương có diện tích trồng neem lớn như ở Ninh Thuận.

TS Nguyễn Hồng Nhung Dương cho biết, trong quá trình nghiên cứu gặp khó khăn nhất là trang thiết bị nghiên cứu, thực nghiệm. Chị Dương chia sẻ chính tinh thần không bỏ cuộc đã giúp nhóm vượt qua những hạn chế, thậm chí những lúc tưởng chừng không còn hi vọng.

Chia sẻ với các bạn trẻ, chị Dương nói: "Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển và rất cần những tài năng trẻ góp phần chung tay xây dựng". Trong quá trình cống hiến và chinh phục những đỉnh cao trong nghiên cứu khoa học, mỗi người sẽ gặp những khó khăn khác nhau. "Các bạn trẻ hãy nỗ lực trau dồi, rèn luyện bản thân, đừng ngại thử thách chính mình để đưa đất nước đi lên hòa nhập với sự phát không ngừng của xã hội", chị Dương nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.