Mạng lưới Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu: Chung tay góp sức tâm huyết, trí tuệ phát triển khoa học công nghệ nước nhà

GD&TĐ - Sau gần 2 ngày trao đổi, thảo luận, sáng 29/11, Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ I: “Phát huy sức mạnh trí thức trẻ Việt Nam trong kỹ nguyên 4.0” đã chính thức bế mạc. Diễn đần không chỉ đạt được các mục tiêu đề ra, mà còn hình thành và ra mắt được Mạng lưới Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu.

Ông Lê Quốc Phong tặng hoa cho các hạt nhân Mạng lưới Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu.
Ông Lê Quốc Phong tặng hoa cho các hạt nhân Mạng lưới Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu.

Thay mặt Ban tổ chức Diễn đàn, TS. Trương Ngọc Kiểm – Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết: Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ nhất diễn ra từ ngày 27 - 29/11 với mục tiêu tìm ra những giải pháp đột phá cho khởi nghiệp sáng tạo.

Diễn đàn có sự tham gia của 198 đại biểu là những tri thức trẻ Việt Nam đang sống, làn việc tại hơn 21 quốc gia trên thế giới; trong đó, có 27% là Phó Giáo sư, Tiến sĩ, nghiên cứu sinh sau Tiến sĩ; 35% là Thạc sĩ; 33% là Cử nhân, Kỹ sư, Bác sĩ và 5% là sinh viên năm cuối đặc biệt xuất sắc.

Bế mạc Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ I: “Phát huy sức mạnh trí thức trẻ Việt Nam trong kỹ nguyên 4.0”.
 Bế mạc Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ I: “Phát huy sức mạnh trí thức trẻ Việt Nam trong kỹ nguyên 4.0”.

Kết thúc Diễn đàn, Ban tổ chức đã thu nhận được 200 ý tưởng, 170 giải pháp, 250 phân tích kiến nghị ở 52 lĩnh vực từ 3 nội dung thảo luận lớn: Thúc đẩy STEM trong xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao; Công nghệ 4.0 trong bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu; Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong sản xuất kinh doanh.

Trên cơ sở tổng kết các đề xuất, khuyến nghị tại Diễn đàn, theo TS. Trương Ngọc Kiểm, góp ý về chính sách để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, các đại biểu cho rằng, cần thúc đẩy STEM để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao (đổi mới chương trình, học liệu, đào tạo giáo viên), STEM cần được triển khai sớm ở các bậc học thấp, mở rộng tới các địa bàn vùng miền núi, nông thôn.

Cùng với đó, cần rút ngắn khoảng cách giữa thị trường doanh nghiệp với trường/viện (đào tạo, nghiên cứu khoa học theo nhu cầu của thị trường; khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp trong đào tạo, đặt hàng các nghiên cứu khoa học). Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quy hoạch chiến lược, kế hoạch, dự báo (tính khả thi, chính xác, thực tế; cơ sở dữ liệu minh bạch, đầy đủ và có thể tiếp cận). Thúc đẩy nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo: đầu tư nghiên cứu cơ bản, ưu tiên các nghiên cứu ứng dụng, phát triển các nghiên cứu liên ngành, liên lĩnh vực.

Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ I thu nhận 200 ý tưởng, 170 giải pháp, 250 phân tích kiến nghị.
 Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ I thu nhận 200 ý tưởng, 170 giải pháp, 250 phân tích kiến nghị. 

Tận dụng ưu thế cách mạng công nghiệp 4.0 trong phát triển kinh tế - xã hội. Thúc đẩy hợp tác công – tư trong xây dựng chính sách quản lý xã hội (tối ưu hóa nguồn lực xã hội, tiết kiệm ngân sách, tính khả thi, hiệu quả, bền vững). Hình thành tổ chức độc lập để đánh giá trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Cơ chế win – win trong cấp phép đầu tư để thúc đẩy sản xuất trong nước, khuyến khích tiêu dùng nội địa.

Cần thu hút nhân tài đặc biệt là tham gia khu vực, chính sách công, quản lý công (môi trường làm việc đề cao sáng tạo, chuyên nghiệp; cơ hội phát triển chuyên môn, phát triển bản thân; quyền bảo hộ các kết quả nghiên cứu; quyền tự do học thuật; quyền tiếp cận thông tin; quyền được bảo vệ).

Sau 2 ngày trao đổi, thảo luận, Diễn đàn đã hình thành được Mạng lưới Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu. Mạng lưới Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu có sứ mệnh tiên phong, là đại sứ của tinh thần thanh niên xung kích trong khoa học và công nghệ, để lan tỏa, mở rộng đội hình, nuôi dưỡng, bồi đắp các ý tưởng, tranh thủ mọi nguồn lực, cơ hội, cộng hưởng để phát triển.

Mạng lưới Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu trên nguyên tắc chung tay góp sức, đoàn kết và bình đẳng, cùng nhau chia sẻ tầm nhìn, thông tin, tâm huyết và trí tuệ, kinh nghiệm và cơ hội. Phạm vi hoạt động của Mạng lưới là kết nối, đào tạo, phân tích chính sách và nhóm nghiên cứu liên ngành.

Ông Lê Quốc Phong phát biểu nghi nhận những kết quả của Diễn đàn.
 Ông Lê Quốc Phong phát biểu nghi nhận những kết quả của Diễn đàn.

Thay mặt Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, ông Lê Quốc Phong – Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam chúc mừng Diễn đàn đã diễn ra thành công và đạt được các mục tiêu đề ra.

Tiếp thu và ghi nhận những đề xuất, khuyến nghị mà Diễn đàn nêu ra, ông Lê Quốc Phong cho biết: Với vai trò, nhiệm vụ của Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, chúng tôi sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để trí thức trẻ Việt Nam kết nối, tiếp tục gắn kết các hạt nhận Mạng lưới Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu để huy động tâm huyết, trí tuệ của lực lượng tri thức trẻ Việt Nam trên toàn thế giới trong phát triển đất nước.

Chúng tôi cũng tăng cường cơ chế thông tin để tri thức trẻ Việt Nam trong và ngoài nước có thể tiếp cận nhiều nhất, nhanh nhất, chính xác nhất những yêu cầu, định hướng phát triển của đất nước. Để xem đó là những đặt hàng, những gọi mở, chi sẻ để trí thức trẻ Việt Nam có thể tập trung tìm kiếm, nắm bắt và đóng góp những giải pháp cho đất nước, cũng như các lĩnh vực.

Ông Lê Quốc Phong cho biết thêm: BCH Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đã thống nhất sẽ tổ chức Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu thường niên nhằm tăng cường sự gặp gỡ, chia sẻ của tri thức trẻ Việt Nam. Theo đó, Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ 2 năm 2019 sẽ có chủ đề: Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu với sự phát triển bền vững.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.