Thiết kế chương trình đặc biệt đón mùa tuyển sinh

GD&TĐ - Sáng đến văn phòng mở email, thấy thư trả lời của một đơn vị quốc tế đồng ý tìm hiểu để hợp tác, PGS.TS Hoàng Thị Bích Thảo - Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Phát triển quốc tế - Trường ĐH Nông Lâm (ĐH Thái Nguyên) vô cùng phấn khởi.  

Vũ Xuân Trường – thực tập sinh chương trình thực tập tại Đức chăm sóc các loại giống berry mới
Vũ Xuân Trường – thực tập sinh chương trình thực tập tại Đức chăm sóc các loại giống berry mới

“Đơn vị này rất uy tín ở khu vực châu Âu, chúng tôi đã mất 2 năm kiên trì chứng minh khả năng của trung tâm, thư qua thư lại nhiều lần, giờ họ mới tin tưởng, đồng ý kết nối. Khả năng thời gian tới trung tâm sẽ có thêm thị trường đưa SV đi thực tập…” – chị Thảo chia sẻ.

Chương trình Đại học đặc biệt

Theo PGS Hoàng Thị Bích Thảo, hiện nhiều học sinh sau tốt nghiệp THPT không mặn mà với việc học ĐH bởi học 4 - 5 năm, mất một số tiền không nhỏ nhưng ra trường lại bấp bênh việc làm. SV ra trường không có việc làm có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân còn nặng lý thuyết, thiếu thực hành, tiếng Anh và Tin học còn kém…

Chính vì thế, không ít trường chuyển sang mô hình đào tạo chất lượng cao, liên kết quốc tế để SV có cơ hội thực hành nhiều hơn, giỏi ngoại ngữ… với mức học phí tương đối cao.

PGS.TS Hoàng Thị Bích Thảo

Trường ĐH Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên nằm ở địa bàn có nhiều SV ở các tỉnh miền núi đến học. Đa số các em không đủ điều kiện kinh tế học chương trình quốc tế, liên kết. Thu hút SV vào trường học, lãnh đạo nhà trường lên ý tưởng xây dựng chương trình ĐH đặc biệt, giao Trung tâm Đào tạo và Phát triển quốc tế triển khai từ năm 2017, cam kết SV ra trường giỏi thực sự, tự bản thân tự tin, năng động, có kinh nghiệm với mức học phí như ĐH chính quy, khoảng 9 triệu đồng/năm.

“Đây là mức học phí ĐH thấp nhất ở Việt Nam” – PGS Thảo nhận định.

Cam kết của nhà trường là SV ra trường có ngoại ngữ tốt, phát triển toàn diện về tư duy, kỹ năng làm việc; có kinh nghiệm, tự tin làm việc trong môi trường quốc tế; dễ dàng cạnh tranh việc làm lương cao tại các công ty, doanh nghiệp/các tổ chức quốc tế… Đặc biệt, SV tích lũy được 150 – 300 triệu đồng khi ra trường.

Giải bài toán: Học phí thấp, SV tốt nghiệp giỏi, có việc làm

Theo PGS Hoàng Thị Bích Thảo, điểm khác của chương trình ĐH đặc biệt này chính là SV học chương trình ĐH chính quy có thực tập hưởng lương ở nước ngoài. Với bề dày kinh nghiệm 13 năm,

Trung tâm Đào tạo và Phát triển quốc tế hiện đã liên kết đưa SV đi thực tập nghề hưởng lương tại Israel, Nhật, Mỹ, Úc, Đức, Đài Loan, Đan Mạch.

Trung tâm thiết kế chương trình đào tạo chi phí thấp, SV được đi thực tập hưởng lương tại nước ngoài hai lần vào năm thứ 2, năm thứ 3/thứ 4, mỗi lần từ 6 – 12 tháng. Nếu đi vào năm thứ 2 sẽ tính vào tín chỉ rèn nghề, đi vào năm thứ 3/thứ 4 tính vào tín chỉ tốt nghiệp. SV có cơ hội ra nước ngoài, mỗi lần đi như vậy được từ 6 – 12 tháng.

Việc đi nước ngoài thực tập tùy thuộc vào các nấc trình độ của SV. Nấc thấp thì đi các quốc gia đòi hỏi điều kiện tương đối, sau khi đi các nước này, ngoại ngữ SV nâng cao lên, kỹ năng, kiến thức tốt hơn, các em sẽ đăng ký đi thực tập tại quốc gia có điều kiện cao hơn.

Tính ra, trong 4 năm học, SV có thể trải nghiệm 7 quốc gia từ yêu cầu thấp đến yêu cầu cao. Chương trình ĐH đặc biệt còn mở cơ hội cho các em SV đã tốt nghiệp 1 – 2 năm đi nước ngoài theo diện trao đổi SV. Hỗ trợ các em tìm học bổng cao học.

Từ những lứa SV đi thực tập hưởng lương hơn 10 năm qua, nhà trường nhận thấy mỗi lần thực tập trở về, ngoại ngữ của SV tốt lên, học kiến thức thông qua thực tập nên SV học hỏi được rất nhiều kỹ năng thực tiễn, khi trở về nước không phải chỉ mỗi lý thuyết mà có thực hành tốt, tự tin, năng động, trưởng thành.

“SV đi thực tập ở nước ngoài về làm luận án tốt nghiệp cũng khác hẳn SV học trong nước. Các em tự tin, trình bày ý tưởng rất sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm thực tế. Đa số SV sau tốt nghiệp đều được các doanh nghiệp chào mời hoặc các em tự khởi nghiệp theo mô hình nông nghiệp quốc tế” - giảng viên Trần Văn Chí – Khoa Công nghệ Sinh học và Công nghệ thực phẩm - nhận xét.

Lựa chọn từ đầu vào

Trước đây trung tâm chọn những SV phù hợp trong quá trình 4 năm học đi thực tập hưởng lương ở nước ngoài. Với chương trình ĐH đặc biệt, trung tâm lựa chọn ngay từ “đầu vào” các học sinh tốt nghiệp THPT, chăm chỉ, ý thức tốt; không nhiễm bệnh viêm gan B, bệnh lao, đặc biệt ưu tiên học sinh nghèo vượt khó. Bên cạnh chương trình học chính quy, các em được học tiếng Anh tăng cường cùng các kỹ năng tại trung tâm.

PGS Thảo cho biết: “Chúng tôi cần nhất là các em chăm ngoan, có ý thức tốt. Nghe đi thực tập hưởng lương ở nước ngoài đừng nghĩ là chỉ toàn màu hồng. Các em cũng phải vất vả, chịu áp lực trong lao động. Các em không nhất thiết là những SV giỏi nhất nhưng cần chăm chỉ, có ý thức, ý chí vươn lên.

Những SV nghèo vượt khó, SV ở vùng sâu, vùng xa rất phù hợp với chương trình. Tôi rất ấn tượng với lứa SV tuyển đầu tiên của chương trình, như SV Vũ Thị Tiền, SV Lũy… nhà ở vùng núi nghèo, khi tốt nghiệp THPT các em đã ghi danh làm công nhân nhà máy, sau khi được nghe giới thiệu về chương trình đã đăng ký theo học. Hiện các em đạt thành tích học tập và trình độ ngoại ngữ rất tốt, chuẩn bị năm học tới sẽ đi chuyến thực tập nước ngoài đầu tiên”.

Năm 2017, chương trình ĐH đặc biệt tuyển 220 chỉ tiêu cho các ngành Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm; Công nghệ thực phẩm; Công nghệ Sinh học. Năm 2018, chương trình tuyển 150 chỉ tiêu các ngành như năm 2017 và thêm ngành Công nghệ sau thu hoạch (Bảo quản và chế biến nông sản).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Loài khỉ Jigokudani ngâm mình trong nước nóng vào mùa Đông.

Động vật tránh rét như thế nào?

GD&TĐ - Đào hang, tắm suối nước nóng, 'sống chậm' là những cách giúp các loài động vật chống chọi với cái rét khắc nghiệt trong tự nhiên.

Công ty TNHH DIGI TEXX Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ với các Trung tâm GDNN - GDTX trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Ảnh: CTV

Trung tâm GDTX - GDNN: Vực dậy cách nào?

GD&TĐ - Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo… là những giải pháp căn cơ để các trung tâm GD nghề nghiệp - GD thường xuyên tồn tại và phát triển bền vững.