1. Tần suất sử dụng mạng xã hội quá nhiều
Trung bình những người trong độ tuổi 20-30 sử dụng điện thoại khoảng trên 3-4 tiếng một ngày. Chúng ta sử dụng quá nhiều các trang mạng xã hội từ Facebook đến Twitter đến Instagram... và 93% người trẻ tuổi thừa nhận rằng họ thường xuyên sử dụng điện thoại vào ban đêm khi đã lên giường chuẩn bị ngủ, 80% thừa nhận họ dùng điện thoại trong phòng vệ sinh.
Các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng quá nhiều đồ điện tử và tần suất sử dụng mạng xã hội dày đặc là nguyên nhân lớn gây ra chứng lo lắng ở độ tuổi 20-30. Việc thường xuyên cập nhận về cuộc sống của người khác và vô tình tự so sánh bản thân mình với họ là nguyên nhân khiến mọi người cảm thấy mệt mỏi thậm chí là chán ghét bản thân mình.
2. Công việc và tài chính không ổn định
Trong một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng sự ổn định của công việc và tài chính sẽ đóng góp rất lớn tới việc ổn định tâm lý của bạn. Nếu như bạn thường xuyên phải lo lắng về chuyện tiền bạc hoặc công việc sắp tới thì chắc chắn bạn sẽ dần trở nên cáu kỉnh và không còn cảm thấy hạnh phúc. Lâu dần sẽ hình thành chứng bệnh lo lắng rối loạn thần kinh.
Vào độ tuổi 20-30, khi ấy tương lai chưa quá rõ ràng và mọi thứ dường như quá mông lung, công việc và tài chính mất cân bằng sẽ khiến những người trẻ tuổi rơi vào khủng hoảng dễ dàng.
3. Chúng ta gặp quá nhiều thất bại hơn chúng ta tưởng tượng
Dường như chẳng có tương lai của bất cứ ai là không gập ghềnh. Hãy thử đếm xem từ năm bạn 20 tuổi đến năm 30 tuổi, đã bao lần bạn phải đối mặt với sự thất bại trong cuộc sống?
Đừng nghĩ xấu về bản thân, hãy tự hào vì những gì bạn đã vượt qua trong quá khứ. Công việc đầu tiên quá tệ, mối tình đầu tan vỡ, kế hoạch startup sụp đổ,... có thể bạn đang cho rằng bản thân mình thật tồi tệ và mọi thứ quá khó khăn, dường như cánh cửa tương lai đã đóng sập. Nhưng hãy hiểu rằng mọi điều bạn đang trải qua trong hiện tại sẽ giúp bạn mạnh mẽ hơn trong tương lai. Và bạn đang ở độ tuổi có thể chịu đựng được thất bại.
4. Mọi người xem thường “khủng hoảng tâm lý"
Đã bao lần bạn thấy bố mẹ bạn thực sự nghiêm túc và nghĩ rằng bạn đang gặp vấn đề về tâm lý? Xã hội và người lớn dường như chẳng bao giờ nghĩ “khủng hoảng tâm lý" là một điều gì đáng để bận tâm. Hoặc họ luôn nghĩ “bệnh tâm lý" có nghĩa là “bị điên", “bị tâm thần".
Thực ra việc bạn luôn trong trạng thái lo lắng mệt mỏi sợ hãi, thậm chí bị suy nhược sức khỏe tinh thần và thể chất chính là một trong những căn bệnh cực kỳ đáng lo ngại. Tuy nhiên thật đáng buồn, hiện nay xã hội vẫn chưa có một đánh giá chuẩn mực về mức độ nghiêm trọng của “bệnh tâm lý" đối với giới trẻ.
5. Những người trẻ tuổi có lối sống không khoa học
Bạn coi thường việc thức khuya dậy sớm vì cho rằng mình còn trẻ, mình có đủ sức khỏe.
Việc một ngày uống 3, 4 cốc cafe là chuyện như cơm bữa vì bạn cho rằng chẳng sao, mình chịu được. Nhưng bạn có biết việc lối sống không khoa học chính là nguyên nhân gây ra trầm cảm lo lắng ở giới trẻ hay không? Chính việc sống không lành mạnh trong một thời gian dài, cộng thêm bạn nào có sử dụng các chất kích thích thường xuyên thì não bộ cũng sẽ bị ảnh hưởng.