Phạt nặng các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề

Phạt nặng các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề

(GD&TĐ) - Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề có thể bị phạt tiền tối đa 75 triệu đồng đối với cá nhân và 150 triệu đồng đối với các tổ chức. Đó là nội dung của dự thảo Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung như sau: Đình chỉ hoạt động dạy nghề có thời hạn; Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề có thời hạn; Đình chỉ hoạt động giảng dạy có thời hạn đối với giáo viên, giảng viên; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như sau: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra; Buộc sửa chữa sai sót trong việc đánh giá, xếp loại kết quả học tập của người học.

Buộc hủy bỏ kết quả các môn thi hoặc chấm lại bài thi, hủy bỏ kết quả trúng tuyển và các quyết định trái pháp luật; Buộc thực hiện bổ sung các phần chương trình còn thiếu; Buộc bổ sung đầy đủ các điều kiện thực hiện môn học, mô đun hoặc bổ sung các điều kiện cần thiết để đảm bảo đúng các quy định về điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề đối với nghề đào tạo; Buộc thực hiện đúng, đầy đủ theo quy định về sử dụng giáo viên; Buộc lập lại đầy đủ hồ sơ, sổ sách quản lý người học.

Buộc khôi phục quyền lợi học tập cho người học, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng văn bằng, chứng chỉ, hoàn trả cho người học các khoản đã thu và chịu mọi chi phí cho việc hoàn trả do hậu quả hành vi vi phạm hành chính gây ra.

Thu hồi thẻ kiểm định viên chất lượng dạy nghề; Thu hồi Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng dạy nghề, Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng chương trình dạy nghề; Buộc thu hồi văn bằng, chứng chỉ đã cấp trái phép và phôi văn bằng, chứng chỉ đã in không đúng quy định; Buộc đính chính thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng; Buộc thực hiện đúng, đầy đủ việc ký kết hợp đồng học nghề;  Buộc thực hiện đúng, đầy đủ việc ký kết hợp đồng liên kết đào tạo.

Để bảo đảm chất lượng đào tạo, tùy theo mức độ vi phạm dự thảo đề xuất hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng tới 10 triệu đồng đối với hành vi dạy không đủ số giờ học quy định trong chương trình cho mỗi môn học hoặc mô đun.

Đặc biệt, dự thảo quy định rõ: Vi phạm điều kiện thực hiện môn học gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đào tạo được quy định trong chương trình môn học hoặc mô đun có thể bị phạt tiền từ 20- 25 triệu đồng. Nếu tổ chức đào tạo khi chưa có chương trình dạy nghề theo quy định có thể bị phạt tới 50 triệu đồng.

Cũng theo dự thảo này, hành vi khai man hồ sơ tuyển sinh hoặc tiếp tay cho việc khai man hồ sơ tuyển sinh để được trúng tuyển có thể bị phạt từ 300.000-500.000 đồng. Đối với hành vi vi phạm quy định về số lượng, đối tượng, tiêu chẩn tuyển sinh đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng nghề nghề có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tới 60 triệu đồng.

Xem toàn văn dự thảo tại đây >>>

Kim Anh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.