Nỗ lực phòng, chống tai nạn đuối ở trẻ em, học sinh ở vùng rốn lũ

GD&TĐ - Chưa bao giờ công tác phòng, chống tai nạn đuối nước ở trẻ em, học sinh được các chính quyền, ngành GD&ĐT vào cuộc quyết liệt, mạnh mẽ như hiên nay, nhất là tại các địa bàn vùng thấp trũng, rốn lũ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn đuối nước.

Với sự tăng cường đầu tư xây dựng bể bơi, trích kinh phí cho hoạt động dạy bơi, các địa phương đã thể hiện quyết tâm ngăn chặn tai nạn đuối nước ở trẻ em, học sinh.
Với sự tăng cường đầu tư xây dựng bể bơi, trích kinh phí cho hoạt động dạy bơi, các địa phương đã thể hiện quyết tâm ngăn chặn tai nạn đuối nước ở trẻ em, học sinh.

Chính quyền tăng cường đầu tư xây dựng các bể bơi, trích kinh phí cho hoạt động dạy bơi miễn phí cho học sinh.Con em học sinh hào hứng tham gia các lớp huấn luyện và dạy bơi ngay tại trường học.

Cán bộ, giáo viên, phụ huynh các trường học tỏ ra vui mừng, phấn khởi khi học sinh được trang bị kỹ thuật, kỹ năng bơi lội một cách bài bản cùng với các kiến thức kỹ năng phòng trách tại nạn đuối nước và thương tích.

Mỗi xã, mỗi trường, mỗi bể bơi

Dẫn chúng tối đến thăm các công trình bể bơi đang được triển khai xây dựng trong giai đoạn hoàn thiện chuẩn bị đưa vào sử dụng, thầy Huỳnh Ngọc Ánh – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Đại Lộc (Quảng Nam) tỏ ra hết sức phấn khởi khi các công trình bể bơi được xây dựng ngay trong khuôn viên trường học.

Vui, phấn khởi, bởi vì, công trình bể bơi sẽ góp phần giải quyết những bức xúc, trăn trở trong công tác phòng, chống đuối nước cho học sinh ở địa phương tồn tại trong thời gian qua.

Thầy Ánh cho biết: Mục tiêu từ nay đến năm 2020 của UBND huyện Đại Lộc là phấn đấu xây dựng ở mỗi xã, mỗi bể bơi để phục vụ day bơi cho con em, học sinh địa phương.

Các bể bơi nay sẽ được xây dựng tại trường học, giao cho các trường quản lý và có nhiệm vụ dạy bơi cho học sinh trong trường và các trường học khác lân cận.

Hiện tại,2 bể bơi đang xây dựng ở Trường TH Nguyễn Thị Bảy (xã Đại Minh) và Trường TH Hứa Tạo (thị trấn Ái Nghĩa) với kinh phí gần 2 tỷ đồng từ ngân sách của UBND tỉnh gắn với xây dựng nông thôn mới.

Đây là sự nỗ lực của chính quyền huyện Đại Lộc, ngành GD&ĐT nhằm ngăn chặn tai nạn đuối ở trẻ em và học sinh, từng bước thực hiện phổ cập bơi cho học sinh trên địa bàn.

Mục tiêu này thực sự mang một ý nghĩa nhân văn lớn lao khi mà địa bàn các xã thuộc huyện Đại Lộc đều là vùng thấp trũng, lũ lụt thường xuyên xảy ra, kèm theo số lượng ao, hồ, sông suối chằng chịt…trở thành những mối nguy hại luôn luôn rình rập cướp đi sinh mạngngười bất cứ lúc nào.

Là bể bơi được đầu tư trang bị đầu tiên ở huyện Đại Lộc, công trình bể bơi tại Trường TH Nguyễn Đức Thiệu (thị trấn Ái Nghĩa) đã được nhà trường tổ chức khai thác rất hiệu quả trong thời gian qua.

Đây là công trình bể bơi không chỉ phục vụ dạy bơi cho học sinh trong trường, mà còn tổ chức dạy bơi cho con em, học sinh các xã vùng lân cận.

Theo thầy Đỗ Xuân Thưởng – Hiệu trưởng Trường TH Nguyễn Đức Thiệu, từ khi có bể bơi, không chỉ học sinh, mà cán bộ, giáo viên và người dân địa phương tỏ ra hết sức phấn khởi vì con em địa phương có điều kiện thuận lợi để tham gia học bơi và rèn luyện thể dục, thể thao.

Thầy Thưởng cho hay: So với những hè năm trước, mùa hè năm nay, bể bơi nhà trường đón nhận số lượng học sinh đăng ký tham gia học bơi nhiều nhất.

Những năm trước chỉ có học sinh 4 trường tiểu học lân cận, nhưng năm nay có đến học sinh từ 7 trường học đến đăng ký các khóa họcbơi, với gần 700 học sinh.

Tham gia các khoa học, các em học sinh không chỉ được học bơi, mà còn được trang bị các kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích, nhất là tai nạn đuối nước.

Trẻ em, học sinh hào hứng tham gia các lớp học bơi miễn phí.
Trẻ em, học sinh hào hứng tham gia các lớp học bơi miễn phí. 

Quyết tâm thực hiện phổ cập bơi cho học sinh

“Với nhu cầu học bơi ngày càng lớn, cũng như mục tiêu phổ cập bơi cho con em, học sinh trên địa bàn. Bể bơi không chỉ tổ chức dạy bơi cho học sinh trong thời gian nghỉ hè, mà còn diễn ra trong suốt năm học. Từ khi có bể bơi cho đến nay, bể bơi Trường TH Nguyễn Đức Thiệu đã phục vụ dạy bơi cho khoảng gần 2.000 học sinh.

Con số tuy còn khá nhỏ so với tổng số học sinh, trẻ em sinh sống, học tập trên địa bàn, nhưng đây thực sự là một tín hiệu vui của ngành giáo dục nói riêng sau bao nhiêu năm tích cực tham mưa thực hiện và là động lực để các cấp chính quyền huyện Đại Lộc, ngành GD&ĐT tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện công tác dạy bơi, phòng tránh đuối nước cho trẻ em, học sinh”, thầy Huỳnh Ngọc Ánh chia sẻ.

Một điều thể hiện sự quyết tâm trong công tác phòng, chống đuối nước cho trẻ em, học sinh ở các địa phương nữa là mọi kinh phí tổ chức dạy bơi đều được chính quyền chi trả.

Trong năm học 2015-2016, nhằm tạo điều kiện và thu hút học sinh tham gia học bơi, UBND thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) đã trích 220 triệu đồng cho các trường tổ chức dạy bơi để trả tiền cho giáo viên phụ trách dạy bơi, để đảm bảo học sinh được học bơi miễn phí.

Theo ông Nguyễn Xuân Hà – Phó Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn, trong thời gian qua, mô hình bể bơi theo cụm trường ở các trường học đã phát huy được hiệu quả một cách tích cực.

Hiện các công trình bể bơi này vừa được sử dụng để huấn luyện, dạy bơi cho bản thân học sinh sinh sống trên địa bàn, vừa dùng để dạy bơi cho thanh thiếu niên ở các xã lân cận khu vực trường học có bể bơi.

Để đảm bảo cho bể bơi hoạt động tốt và hiệu quả, mỗi bể bơi đều có một Ban quản lý bề bơi do UBND huyện thành lập, chịu trách nhiệu giúp hiệu trưởng trường có bể bơi quản lý toàn bộ hoạt động.

Giáo viên, huấn luận viên dạy bơi là giáo viên dạy thể dục và người có chuyên môn, nghiệp vụ về bơi lội có giấy chứng nhận. Còn nhân viên y tế, kế toán, bảo vệ, cộng tác viên đều do nhân viên chuyên trách của các trường học kiêm nhiệm thực hiện. Kinh phí chi trả được thực hiện từ nguồn ngân sách địa phương.

Ông Hà cho biết thêm: Ngoài việc tiếp tục khai thác hiệu quả 2 bể bơi tại trường THCS Nguyễn Văn Trỗi (xã Điện Thắng Bắc) và THCS Lê Đình Dương (xã Điện Quang), hiện nay, UBND thi xã Điện Bàn đã có kế hoạch đầu tư xây dựng tiếp 2 bể bơi mới.

Trong đó, bể bơi sẽ được xây dựng tại khu vực xã phía Tây thị xã Điện Bàn và 1 bể bơi đặt ngay trung tâm Thị xã. Tất cả các bể bơi này đều hoạt động theo mô hìnhbể bơi theo cụm trường.

Theo đó, UBND thị xã Điện Bàn cũng đã giao cho ngành GD&ĐT tiếp tục tham mưu, đề xuất để đầu tư xây dựng thêm các bể bơi tại các khu vực còn lại nhằm tạo điều kiện để tất cả các học sinh, trẻ em được tiếp cận với các lớp huấn luyện và dạy bơi. Đây là những tiền đề cơ bản để thị xã Điện Bàn quyết tâm thực hiệnhiệu quả mục tiêu phổ cập bơi cho con em học sinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.