Học sinh hào hứng với đề thi minh họa THPT quốc gia

GD&TĐ - Chia sẻ với chúng tôi, nhiều thầy cô giáo và HS ở khu vực ĐBSCL rất phấn khởi vì Bộ GD&ĐT đã công bố đề thi minh họa Kỳ thi THPT quốc gia. Việc công bố đề thi minh họa vào thời điểm này là hết sức kịp thời.

Học sinh hào hứng với đề thi minh họa THPT quốc gia

Từ đó, nhà trường, GV và HS có được định hướng học, ôn tập và chuẩn bị tâm thế tốt, không còn cảnh lo lắng như trước.

Theo thầy Võ Đức Chỉnh - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Việt Hồng, TP Cần Thơ: “Thầy trò chúng tôi rất vui và yên tâm hơn khi Bộ GD&ĐT công bố đề thi minh họa. Trước đây dù có định hướng nhưng thầy trò đôi khi cũng lo lắng, không biết có đổi mới như thế nào, dạng đề thi ra sao…

Có đề thi mẫu này, chúng tôi triển khai công tác ôn tập quyết liệt với mong muốn đạt tỷ lệ cao. Nhìn chung đề thi minh họa bám sát chương trình, có tính phân loại cao và gia tăng độ khó để phân loại thí sinh.

Vì đây là đề thi vừa phục vụ mục đích tốt nghiệp THPT vừa lấy điểm để xét vào ĐH, CĐ nên mức độ phân loại cao như vậy là hợp lý. Đặc biệt là dạng câu hỏi kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn được đánh giá là khá hay, đây cũng là câu hỏi để lựa chọn, phân loại thí sinh…”.

Nhiều HS lớp 12 cũng chia sẻ, qua các đề thi minh hoạ, HS sẽ hình dung được mức độ yêu cầu của đề thi chính thức để ôn tập. Theo đó, nội dung thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12.

Em Trần Thanh Thảo, HS lớp 12 Trường THPT Phú Thịnh, Tam Bình (Vĩnh Long), cho biết: “Em thấy đề thi minh họa theo hướng đánh giá năng lực người học, tăng cường các câu hỏi vận dụng kiến thức, giảm yêu cầu thuộc lòng, ghi nhớ máy móc hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn.

Đề thi các môn Khoa học xã hội tiếp tục ra theo hướng mở như đề thi THPT và đề thi ĐH các năm trước, HS chúng em rất hào hứng với dạng đề này...”.

Sau khi Bộ GD&ĐT công bố đề thi minh họa, Ban Giám hiệu cùng tập thể GV Trường THPT Tầm Vu 1 (Hậu Giang) đã tập trung nghiên cứu, tìm hiểu rất kỹ. Từ đó, trường nhanh chóng định hướng công tác ôn tập để GV và HS chủ động, không mang tâm lý lo lắng, chờ đợi.

Thầy Hồ Văn Luyến - Phó Hiệu trưởng nhà trường, phân tích: “Đề thi đặt ra yêu cầu ở 2 mức độ cơ bản và nâng cao, tương tự đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014. Trong đó, tỷ lệ điểm dành cho mức độ cơ bản chiếm khoảng 60% tổng số điểm và cho mức độ nâng cao chiếm khoảng 40% tổng số điểm.

Từ đó, sẽ đảm bảo phân loại được trình độ của thí sinh, tạo hiệu quả trong việc chỉ tổ chức 1 kỳ thi với 2 mục đích. Các thí sinh có thể yên tâm, với cơ cấu đề như vậy, nếu các em ôn tập vững các kiến thức, chắc chắn sẽ vượt qua kỳ thi với thành tích cao…”.

Năm nay lớp 12 của Trường THPT Kiên Hải thuộc xã đảo Hòn Tre, huyện Kiên Hải (Kiên Giang) có 28 HS. Dù cách xa đất liền nhưng thầy trò nhà trường cũng nắm bắt thông tin về Kỳ thi THPT quốc gia từ rất sớm.

Theo thầy Nguyễn Xuân Thưởng - Phó Hiệu trưởng nhà trường: “Đề thi minh họa chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12 và một số nội dung ở chương trình lớp 10, 11.

Đề thi mang tính thực tiễn khá nhiều, như môn Vật lý có những câu liên hệ thực tiễn rất hay và thuộc dạng khó. Em nào nắm vững lý thuyết, liên hệ thực tế sẽ làm tốt và đạt điểm cao. Theo tôi ở đề thi minh họa HS khá có thể đạt 6 - 7 điểm, HS trung bình có thể đạt 5 điểm…”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.