Hoa hậu Việt Nam, chuyện chưa biết thời học đường

Nhiều người biết tân Hoa hậu Việt Nam 2014, Nguyễn Cao Kỳ Duyên xuất thân từ Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong nổi tiếng và đỗ vào Đại học Ngoại thương. Nhưng ít ai biết, bước ngoặt con đường học vấn của Nguyễn Cao Kỳ Duyên bắt đầu từ năm cô mới 9 tuổi...

Hoa hậu Việt Nam, chuyện chưa biết thời học đường

Nhờ hàng xóm dạy chữ

Trước khi có được cơ ngơi là cửa hàng áo cưới Thêm lớn nhất nhì thành phố Nam Định, bố mẹ của Hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên từng có thời hàn vi khá vất vả ở phố Hàng Đồng, phải chạy chợ kiếm sống từng ngày.

Kỳ Duyên trước khi tham dự cuộc thi Hoa hậu Việt Nam
Kỳ Duyên trước khi tham dự cuộc thi Hoa hậu Việt Nam

Tuy nhiên, dù bố mẹ chỉ học hết lớp 7, nhưng Nguyễn Cao Kỳ Duyên lại rất ham học. Năm 2005, khi Kỳ Duyên học lớp 4, mới 9 tuổi, bố của cô là anh Nguyễn Văn Thành dẫn con đến nhà hàng xóm ở phố Hàng Đồng để nhờ cụ Trần Văn Nghĩa, một người nổi tiếng hay chữ kèm học và dạy tiếng Pháp cho Kỳ Duyên.

Năm nay đã 85 tuổi, ông Trần Văn Nghĩa vẫn còn rất minh mẫn. Ông Nghĩa nhớ lại: “Trước khi nhận, tôi kiểm tra thấy Kỳ Duyên không nói ngọng nên đồng ý. Trong quá trình dạy học, tôi nhận ra cháu thông minh và có trí nhớ rất tốt nên dốc lòng kèm cặp”.

Hiệu áo cưới Thêm ở 27 Lê Hồng Phong, thành phố Nam Định, nơi gia đình Hoa hậu Kỳ Duyên sinh sống
Hiệu áo cưới Thêm ở 27 Lê Hồng Phong, thành phố Nam Định, nơi gia đình Hoa hậu Kỳ Duyên sinh sống

Theo ông Nghĩa, điều quan trọng nhất là Kỳ Duyên rất “say học”. “Hôm nào mà không cho thêm vài từ mới là không yên với con bé”, ông Nghĩa nói.

Sau hơn 1 năm được ông Nghĩa kèm cặp, sức học của Kỳ Duyên tăng rõ rệt. Từ một học sinh trung bình, cô vươn lên đứng trong top đầu của lớp 4C, Trường tiểu học Phạm Hồng Thái. Khi hết lớp 5, Kỳ Duyên thi đỗ vào khối chuyên Pháp, Trường THCS chuyên Trần Đăng Ninh.

Bắt đầu từ đó, con đường học tập thời phổ thông của Hoa hậu Việt Nam gắn liền với lớp chuyên Pháp. Ông Nghĩa cho biết sau này ông không dạy kèm được các môn khác cho Kỳ Duyên nữa, nhưng riêng tiếng Pháp thì hai ông cháu vẫn thường xuyên rèn luyện, trao đổi.

Sau khi đăng quang tại Vinpearl Phú Quốc, Nguyễn Cao Kỳ Duyên đang có mặt tại TP.HCM để tham gia các chương trình từ thiện. Trao đổi qua điện thoại, Kỳ Duyên cho biết ngay sau khi đăng quang, một trong những người đầu tiên cô điện thoại báo tin vui là ông Trần Văn Nghĩa. “Dù em có trở thành gì, thì ông luôn là người thầy lớn nhất của đời em”, Hoa hậu Việt Nam 2014 nói.

Người bố hết mực thương con

Tìm đến phố Hàng Đồng, nơi ở cũ của gia đình Hoa hậu và phố Lê Hồng Phong là nơi ở hiện nay, ai cũng biết chuyện bố của Kỳ Duyên đã “giám sát” cô “con gái rượu” suốt 12 năm cô học phổ thông.

Gia đình Hoa hậu Kỳ Duyên
Gia đình Hoa hậu Kỳ Duyên

Bà Lê Thu Trang, hàng xóm giáp vách với nhà Hoa hậu ở phố Lê Hồng Phong cho biết: “Dù nắng hay mưa, học thêm hay học chính khóa, kể cả liên hoan lớp thì anh Thành cũng đưa con đến tận nơi, sau đó đi đón về. Hôm nào bận thì nhờ bằng được người khác đưa đón con. Cả phố này đều lấy anh ấy làm gương dạy con”.

Thầy giáo Trần Khang, nguyên Phó hiệu trưởng Trường THCS Trần Đăng Ninh nhớ lại: “Đưa đi, đón về như thế nhưng tuần nào bố của Kỳ Duyên cũng gọi điện cho tôi và cô giáo chủ nhiệm lớp để hỏi tình hình học tập của cháu. Suốt cuộc đời làm giáo viên, tôi thấy rất ít ông bố quan tâm tới việc học của con một cách chu đáo như thế”.

Còn cô giáo Nguyễn Thị Dương Liễu, chủ nhiệm lớp chuyên Pháp của Kỳ Duyên tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong thì cho biết: nhà Kỳ Duyên rất có điều kiện kinh tế, nhưng bố, mẹ em Duyên là anh Thành, chị Thêm dứt khoát không mua xe máy hay xe đạp điện cho con mà đưa đón. Cũng có hôm phụ huynh để Kỳ Duyên đi xe đạp tới trường nhưng vẫn kín đáo đi xe máy phía sau.

Ông Trần Văn Nghĩa, người dạy tiếng Pháp cho Hoa hậu Kỳ Duyên từ năm 9 tuổi
Ông Trần Văn Nghĩa, người dạy tiếng Pháp cho Hoa hậu Kỳ Duyên từ năm 9 tuổi

“Anh Thành tâm sự với tôi là vẫn để cho cháu khoảng riêng với bạn bè, nhưng riêng chuyện bạn trai, yêu đương thì chưa cho phép vì sợ cháu sao nhãng, ảnh hưởng đến kết quả học tập”, cô Liễu bật mí.

Theo cô giáo Liễu, quan điểm của anh Nguyễn Văn Thành là rất đúng đắn. Đây chính là nguyên nhân quan trọng để Kỳ Duyên luôn tập trung vào học hành, giữ được kết quả học tập cao và ổn định.

Theo TNO

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.