Để phát triển tiêm kích thế hệ 6 Tempest, cần tạo ra 'dị nhân' từ Boeing 757

GD&TĐ - Chiếc Boeing 757 được sửa đổi nhận tên riêng Excalibur, và trên đó các cảm biến và hệ thống của tiêm kích thuộc chương trình GCAP sẽ hoạt động.

Để phát triển tiêm kích thế hệ 6 Tempest, cần tạo ra 'dị nhân' từ Boeing 757

Để tạo ra máy bay chiến đấu Tempest thuộc thế hệ thứ sáu trong Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP), do Anh, Ý và Nhật Bản dẫn đầu, cần phải tạo ra một chiếc máy bay đặc biệt có tên riêng là Excalibur.

Trên thực tế, chúng ta đang nói về một "phòng thí nghiệm bay" dựa trên một chiếc phi cơ chở khách Boeing 757, ở giai đoạn đầu tiên đã nhận được thiết bị đặc biệt, và sau này nó sẽ còn thay đổi nhiều hơn nữa.

Máy bay đã nhận được tổ hợp có tên ISANKE & ICS (Hệ thống cảm biến tích hợp phi động học và Hệ thống liên lạc tích hợp), theo đó tổ hợp tình báo kỹ thuật vô tuyến và chiến đấu, cũng như các hệ thống liên lạc chứa bên trong một lớp vỏ bọc.

5e4675840c91b466.jpg
Máy bay thử nghiệm Excalibur được tạo ra phục vụ Chương trình GCAP.

Hiện tại chiếc Excalibur đã hoàn thành giai đoạn đầu tiên của quá trình sửa đổi và thử nghiệm chuyến bay, căn cứ vào báo cáo của những đối tác tham gia dự án này. Đồng thời chi phí tạo ra phi cơ đặc biệt nói trên theo hợp đồng ký năm 2023 là khoảng 150 triệu USD.

Và đây chỉ là giai đoạn đầu tiên của quá trình "đột biến" đối với chiếc máy bay, trong tương lai gần, các hệ thống bổ sung của tiêm kích Tempest sẽ được lắp đặt trên nó, hệ thống này sẽ được thử nghiệm trực tiếp trong chuyến bay.

Ví dụ, mũi nguyên bản của Boeing 757 sẽ được thay thế bằng mũi máy bay chiến đấu và một trạm khí tài quang - điện tử cũng sẽ được đặt bên trong. Hai "sự bổ sung" nữa cũng sẽ xuất hiện ở phía bên trái, đi kèm hai cảm biến nữa dưới thân máy bay, gần phần đuôi.

3ce6758425e9b6d0.jpg
Những thay đổi dự kiến trên chiếc máy bay thử nghiệm Excalibur.

Ngoài ra bên cạnh nơi làm việc cho các kỹ thuật viên, kỹ sư, trên máy bay cũng dự kiến sẽ lắp đặt một “buồng lái ảo” dành cho chiếc máy bay chiến đấu.

Xét đến thực tế Boeing 757 có thể bay trên không trong khoảng 8 giờ, điều này sẽ cho phép đủ thời gian để đánh giá mọi hệ thống của máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu trong tương lai.

Hiện tại Dự án Tempest đang vượt qua Chương trình FCAS (do Pháp, Đức, Tây Ban Nha hợp tác) trong cuộc đua tạo ra máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu.

Theo kỳ vọng, chuyến bay đầu tiên của Tempest sẽ diễn ra vào năm 2028 và chiếc tiêm kích này sẽ đi vào hoạt động từ năm 2035. Trong khi đó, đối thủ FCAS vẫn đang đối diện khó khăn khi Công ty Safran của Pháp đối diện việc năng lực phát triển động cơ.

Lộ diện tiêm kích thế hệ 6 Bạch Đế (Baidi) của Trung Quốc.
Theo Defense Express

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ