Độc đáo phiên chợ cầu may đầu năm 'độc nhất vô nhị' ở xứ Thanh

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm, người dân lại nô nức kéo nhau về chợ Chuộng (Đông Sơn, Thanh Hóa) để ném nhau cầu may.

Người dân quan niệm càng bị ném nhiều cà chua càng được may mắn. (Ảnh: NT).
Người dân quan niệm càng bị ném nhiều cà chua càng được may mắn. (Ảnh: NT).
Người dân nô nức kéo nhau về chợ Chuộng (ở xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa) - Phiên chợ chỉ họp duy nhất một lần trong năm vào ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch.
Người dân nô nức kéo nhau về chợ Chuộng (ở xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa) - Phiên chợ chỉ họp duy nhất một lần trong năm vào ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch.
Chợ Chuộng là phiên chợ "độc nhất vô nhị" ở xứ Thanh.
Chợ Chuộng là phiên chợ "độc nhất vô nhị" ở xứ Thanh.
Nét độc đáo của phiên chợ là người dân và du khách sẽ được hòa mình vào không khí rượt đuổi, dùng cà chua để ném nhau lấy may. Người dân địa phương quan niệm, ai càng bị ném nhiều thì năm đó có nhiều tài lộc.

Nét độc đáo của phiên chợ là người dân và du khách sẽ được hòa mình vào không khí rượt đuổi, dùng cà chua để ném nhau lấy may. Người dân địa phương quan niệm, ai càng bị ném nhiều thì năm đó có nhiều tài lộc.

Trong phiên chợ Chuộng, cà chua là mặt hàng được bán chạy nhất. Một túi cà chua khoảng 20 trái được bán với giá 20.000 đồng.
Trong phiên chợ Chuộng, cà chua là mặt hàng được bán chạy nhất. Một túi cà chua khoảng 20 trái được bán với giá 20.000 đồng.
Ngoài việc ném cà chua lấy may, phiên chợ Chuộng còn diễn ra việc mua bán các loại hàng hóa của người dân địa phương như các loại rau củ, trứng… mà theo người dân gọi là “chợ mua may bán rủi”, người bán thì bán đi cái rủi ro, người mua lại mua cái may mắn.
Ngoài việc ném cà chua lấy may, phiên chợ Chuộng còn diễn ra việc mua bán các loại hàng hóa của người dân địa phương như các loại rau củ, trứng… mà theo người dân gọi là “chợ mua may bán rủi”, người bán thì bán đi cái rủi ro, người mua lại mua cái may mắn.

Theo các vị cao tuổi trong xã Đông Hoàng, phiên chợ này có từ thời vua Lê, đúng mùng 6 Tết, có một vị tướng bị giặc đuổi chạy qua đây. Để tránh bị địch phát hiện, vị tướng ra lệnh cho quân sĩ cùng dân làng họp chợ.

Khi quân giặc chạy đến, thấy đông người chúng tưởng đây chỉ là một phiên chợ quê bình thường nên mất cảnh giác.

Do thấy quân giặc sơ ý, vị tướng liền phát lệnh tấn công, địch bất ngờ không kịp trở tay và bị giết sạch. Để tưởng nhớ vị tướng đã có công dẹp giặc, cứ vào mùng 6 Tết hàng năm, người dân lại nô nức họp chợ để cầu một năm nhiều may mắn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ