Đầu năm, người dân đổ về đền Cặp Tiên lấy nước giếng cầu may

GD&TĐ - Những ngày đầu Xuân Quý Mão 2023, hàng nghìn người đổ về đền Cặp Tiên (Quảng Ninh) du xuân và lấy nước giếng ở đây để cầu may.

Đền Cặp Tiên nằm trên địa bàn xã Đông Xá, huyện đảo Vân Đồn. Đền thuộc quần thể di tích đền Cửa Ông, TP Cẩm Phả. Ngày 25/12/2017, cùng với di tích đền Cửa Ông, đền Cặp Tiên được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.

Đền Cặp Tiên nằm trên địa bàn xã Đông Xá, huyện đảo Vân Đồn. Đền thuộc quần thể di tích đền Cửa Ông, TP Cẩm Phả. Ngày 25/12/2017, cùng với di tích đền Cửa Ông, đền Cặp Tiên được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.

Những ngày Tết Quý Mão, đã có hàng nghìn người đổ về đền Cặp Tiên để hành lễ và tham quan. Theo truyền thuyết của ngư dân trong vùng, đền Cặp Tiên được xây dựng để thờ một vị tiểu thư con gái Trần Quốc Tảng (một vị tướng và là con trai thứ ba của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn) nên còn có tên gọi là đền “Cô bé Cửa Suốt”.

Những ngày Tết Quý Mão, đã có hàng nghìn người đổ về đền Cặp Tiên để hành lễ và tham quan. Theo truyền thuyết của ngư dân trong vùng, đền Cặp Tiên được xây dựng để thờ một vị tiểu thư con gái Trần Quốc Tảng (một vị tướng và là con trai thứ ba của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn) nên còn có tên gọi là đền “Cô bé Cửa Suốt”.

Nằm trong khuôn viên của đền có một giếng nước ngọt, người dân địa phương quen gọi là giếng Tiên. Sau khi hành lễ và tham quan, nhiều người đã lấy nước giếng ở đây để cầu may.

Nằm trong khuôn viên của đền có một giếng nước ngọt, người dân địa phương quen gọi là giếng Tiên. Sau khi hành lễ và tham quan, nhiều người đã lấy nước giếng ở đây để cầu may.

Tên gọi giếng Tiên liên quan đến truyền thuyết về hai vị tiên ông thường hay lui tới ngắm non xanh nước biếc và chơi cờ giải trí nơi đây. Đi theo phục vụ hai vị tiên ông là hai tiên nữ xinh đẹp. Hàng ngày, hai vị tiên ông chơi cờ thì hai nàng tiên xuống giếng này lấy nước về đun pha trà.

Tên gọi giếng Tiên liên quan đến truyền thuyết về hai vị tiên ông thường hay lui tới ngắm non xanh nước biếc và chơi cờ giải trí nơi đây. Đi theo phục vụ hai vị tiên ông là hai tiên nữ xinh đẹp. Hàng ngày, hai vị tiên ông chơi cờ thì hai nàng tiên xuống giếng này lấy nước về đun pha trà.

Tương truyền nếu ai dùng nước giếng Tiên, da sẽ trắng như các vị tiên và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Chính vì thế, khi đến tham quan khu di tích này, du khách thường ghé vào giếng Tiên lấy nước để rửa mặt và mang về để cầu may mắn.

Tương truyền nếu ai dùng nước giếng Tiên, da sẽ trắng như các vị tiên và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Chính vì thế, khi đến tham quan khu di tích này, du khách thường ghé vào giếng Tiên lấy nước để rửa mặt và mang về để cầu may mắn.

Để đảm bảo giữ vệ sinh, ban quản lý đền đã đặt biển nội quy ngay lối vào giếng.

Để đảm bảo giữ vệ sinh, ban quản lý đền đã đặt biển nội quy ngay lối vào giếng.

Ngay bên cạnh giếng có dịch vụ bán chai nhựa và can để đựng nước. Mỗi chai nhỏ có giá từ 5.000 đồng, can 5 lít giá 20.000 đồng.

Ngay bên cạnh giếng có dịch vụ bán chai nhựa và can để đựng nước. Mỗi chai nhỏ có giá từ 5.000 đồng, can 5 lít giá 20.000 đồng.

Du khách múc nước cho vào chai nhỏ để mang về.

Du khách múc nước cho vào chai nhỏ để mang về.

Một số du khách khác dùng loại can 5 lít để lấy nước.

Một số du khách khác dùng loại can 5 lít để lấy nước.

Nước giếng trong vắt và mát.

Nước giếng trong vắt và mát.

Một số bạn trẻ sử dụng nước giếng để rửa mặt ngay tại chỗ với hy vọng da sẽ trắng và mịn màng.

Một số bạn trẻ sử dụng nước giếng để rửa mặt ngay tại chỗ với hy vọng da sẽ trắng và mịn màng.

Giếng chỉ sâu gần 1m, nhưng quanh năm không bao giờ hết nước. Bởi vậy, không chỉ nhân dân trong vùng mà cả những người đi biển đều rất quý giếng nước này.

Giếng chỉ sâu gần 1m, nhưng quanh năm không bao giờ hết nước. Bởi vậy, không chỉ nhân dân trong vùng mà cả những người đi biển đều rất quý giếng nước này.

Du khách ra về với những can nước giếng.

Du khách ra về với những can nước giếng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...