Để lấy lại cảm xúc tích cực

GD&TĐ - Theo chuyên gia tâm lý Kaitlyn Slight: “Nhiều người trong chúng ta thường có cảm giác trống trải trong tâm hồn theo nhiều cách khác nhau. Tình trạng này có thể là do xa cách hay mất mát người thân, hoặc bắt nguồn từ việc bản thân không lắng nghe những ước vọng và mong muốn của chính mình. Hoặc có thể do ngưng chăm sóc bản thân trong khi tập trung vào công việc, dẫn đến lo lắng, trầm cảm, có cảm giác tội lỗi và xấu hổ”.

Để lấy lại cảm xúc tích cực

Nhiều người chia sẻ, họ cảm thấy đầu óc trống rỗng vì không hài lòng trong công việc, không thành công và không hứng thú trong các mối quan hệ.

Còn với những người bị trầm cảm, cảm giác trống rỗng (thay vì buồn bã) thường đi kèm với sự thiếu quan tâm, không hứng thú với mọi thứ xung quanh, không cảm thấy hào hứng đối với bất cứ điều gì.

Tuy nhiên, cách giải quyết cảm giác này tùy thuộc vào những nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một số gợi ý của các chuyên gia.

Thừa nhận một cách nhẹ nhàng

Nếu bạn trải nghiệm sự trống trải giống như một lỗ hổng lớn trong tâm trí, hãy thừa nhận điều đó một cách nhẹ nhàng với chính mình, thay vì tự giày vò bản thân. Đừng cố gắng gạt bỏ hoặc thay đổi những cảm giác của bạn. Đôi khi, lỗ hổng từ sự trống rỗng hình thành do bạn đã bỏ lỡ tình yêu khi bạn lớn lên.

Điều này không có nghĩa là bạn không có một gia đình yêu thương, bởi đây chỉ là một số loại tình yêu hoặc sự quan tâm có thể bị bỏ lỡ và sau đó cảm thấy khó bù đắp. Vậy nên, hãy tự nhủ với lòng bằng những câu như: “Thật khó để cảm thấy cô đơn như vậy”, hoặc “Tôi cần có nhiều tình yêu hơn”.

Dành thời gian cho bản thân mỗi ngày

Theo ý kiến của chuyên gia Slight: “Hãy xua tan cảm giác thôi thúc việc ra bên ngoài thế giới để hoàn thành mọi thứ. Thay vì cố gắng lấp đầy sự trống rỗng bằng cách xem tivi, các trò chơi trên máy vi tính hoặc bất cứ thứ gì khác, hãy nhìn vào bên trong và dành thời gian cho bản thân để khám phá những mong muốn, nỗi lo lắng, hi vọng và mơ ước của mình.

Điều đó sẽ giúp bạn tạo ra một cuộc sống hằng ngày có ý nghĩa hơn. Các hoạt động khác nhau có ảnh hưởng ở những người khác nhau. Chẳng hạn như thiền định, viết lách hoặc tập thể dục sẽ giúp bạn tập trung tốt hơn.

Lúc đầu, bạn có thể cảm thấy không thoải mái, nhưng càng dành nhiều thời gian để thực hành, tiếp thêm năng lượng và quan tâm đến bản thân, những cảm giác trống trải trong bạn sẽ càng ít đi”.

Khám phá những cảm xúc hiện tại

Hãy đặt đồng hồ hẹn giờ trong năm phút và nhận thức những gì bạn đang cảm nhận ngay lúc này. Không cần phải làm điều gì to tát, bạn có thể viết ra hai chữ “buồn chán”, “xao nhãng” hoặc “hiếu kỳ”.

Nếu gặp khó khăn trong việc đặt tên cho những cảm xúc, có thể tham khảo danh sách cảm xúc trên Google, giúp bạn chọn ra một bộ phận cơ thể, chẳng hạn như bàn tay hoặc đầu, và scan nhiều loại cảm giác khác nhau, như nhiệt độ, căng thẳng hoặc chuyển động.

Khi thực hành những khoảng thời gian ngắn của việc khám phá cảm xúc, bạn sẽ dần dần mở rộng cánh cửa của sự khoan dung, bao gồm những cảm xúc lớn hơn trong những khoảng thời gian dài hơn.

Đánh giá cao bản thân

“Lúc còn nhỏ, một số người thường sử dụng sự thiếu cảm xúc để bảo vệ bản thân không bị áp đảo. Trong trường hợp này, hãy tin rằng bản thân có khả năng tìm ra cách giải quyết hiệu quả, khi cảm thấy bất lực. Nhưng khi lớn lên, hãy dành thời gian cho những cảm xúc của bạn, thay vì chọn cách giải quyết như lúc bạn còn nhỏ”, chuyên gia Slight chia sẻ.

Những cảm giác về sự trống rỗng có thể dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực, chẳng hạn như “cuộc đời này chẳng có gì đáng sống” hoặc “chẳng còn gì để trông mong, hi vọng”. Trong khi đó, cách suy nghĩ ngược lại có thể giúp bạn khám phá các nguyên nhân cơ bản của cảm xúc và cho phép bạn thực hiện những quyết định của chính mình làm cách nào để thực hiện những thay đổi tích cực.

Sau cùng, điều quan trọng là thừa nhận và chấp nhận những cảm giác trống vắng. Cho dù bạn đang trải qua một mối quan hệ khó khăn, sự mất mát hoặc cảm giác sống thiếu mục đích hay ý nghĩa, bạn vẫn xứng đáng có được một cuộc sống trọn vẹn và có ý nghĩa nhất.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.