Đào tạo đội ngũ cán bộ người dân tộc cần phù hợp với thực tế, tránh làng phí

Đào tạo đội ngũ cán bộ người dân tộc cần phù hợp với thực tế, tránh làng phí

(GD&TĐ) - Ngày 30/9 tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc Quốc hội đã tổ chức họp đánh giá kết quả thực hiện Nghị định 134/2006/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, TCCN với sự tham dự của đại diện các Bộ, ngành Trung ương. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga và đại diện các Vụ chức năng của Bộ GD&ĐT cùng tham dự.

Các đại biểu tham dự cuộc họp
Các đại biểu tham dự cuộc họp

Qua kết quả báo cáo của các địa phương và các trường, nhìn chung các địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc tạo nguồn đào tạo đội ngũ cán bộ, việc cử tuyển học sinh đi học cơ bản đảm bảo đúng đối tượng và khu vực theo quy định tuyển sinh hàng năm của Bộ GD&ĐT. Nhiều địa phương thực hiện tốt kết hoạch chỉ tiêu được giao. Có địa phương, ngoài cơ chế chung của Nhà nước còn hỗ trợ thêm kinh phí đi lại, hoặc khen thưởng cho những con em có thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện để tạo điều kiện cho các em học tập tốt. Một số học sinh khi tốt nghiệp ra trường trở về địa phương đã được bố trí công việc phù hợp với năng lực và chuyên môn đào tạo. Một số địa phương đã tuyển thẳng vào biên chế những sinh viên tốt nghiệp cử tuyển mà không phải qua thi tuyển công chức. Về cơ cấu ngành nghề đào tạo, tổng hợp kết quả thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo cử tuyển của các địa phương và các cơ sở đào tạo cho thấy tỷ lệ % cơ cấu ngành nghề đào tạo cử tuyển đối với nhóm ngành sư phạm chiếm tỷ lệ cao nhất (26,3%), sau đó là ngành Y (24,8%), nhóm ngành kinh tế (17,3%), nhóm ngành kỹ thuật (15,5%), nhóm ngành Nông Lâm (11,2%).

Một lớp học buổi tối cho học sinh dân tộc huyện miền núi Tiên Yên (Quảng Ninh)
Một lớp học buổi tối cho học sinh dân tộc huyện miền núi Tiên Yên (Quảng Ninh)

Tuy nhiên bên cạnh những địa phương thực hiện tốt chính sách cử tuyển thì cũng có những địa phương thực hiện chưa tốt. Những hận chế này biểu hiện ở những tồn tại như bấp hợp lý trong việc xác định đối tượng cử tuyển, điều này dẫn đến sự mất cân đối ngày trong đội ngũ cán bộ của các dân tộc thiểu số. Phân bố chỉ tiêu cử tuyển chưa căn cứ vào nhu cầu đào tạo cán bộ của địa phương, có nơi số học sinh dân tộc không nhiều và số xã thuộc vùng tuyển ít, nhưng chỉ tiêu được giao nhiều và ngược lại. Việc thực hiện chế độ chính sách như chi trả học bổng còn chậm,hoặc các khoản thu đầu năm còn chưa đúng theo văn bản quy định cho đối tượng sinh viên cử tuyển. Cũng như vậy, công tác quản lý, tiếp nhận học sinh, sinh viên tốt nghiệp cử tuyển còn chưa chặt chẽ, nhiều trường đại học, cao đẳng chưa bám sát vào Luật Giáo dục và hướng dẫn thực hiện một số điều quy định chế độ cử tuyển.

Qua kiểm tra ở một số địa phương của Ủy ban Dân tộc Quốc hội cho thấy việc sử dụng học sinh, sinh viên cử tuyển sau khi tốt nghiệp, nhiều địa phương thực hiện chưa nghiêm túc, học sinh tốt nghiệp không trở về địa phương công tác nhưng chưa có biện pháp điều chỉnh. Ngược lại những trường hợp trở về địa phương nhưng lại không được bố trí công việc với nhiều lý do trong đó có lý do không có chỉ tiêu biên chế. Số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT về thực hiện chỉ tiêu cử tuyển trong 4 năm qua đã thể hiện rõ điều này. Bộ GD&ĐT dự kiến khoảng 3.000 – 4.000 chỉ tiêu/năm, nhưng thực tế các tỉnh chỉ đăng ký và thực hiện khoảng 3.000 chỉ tiêu. Nguyên nhân chính dẫn đến việc đạt tỷ lệ cử tuyển thấp của một số tỉnh bao gồm: Không có hoặc có rất ít đối tượng học sinh các dân tộc đã tốt nghiệp phổ thông trung học ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Chỉ tiêu cử tuyển hàng năm chưa căn cứ vào nhu cầu thực tế và nguồn của từng địa phương và từng vùng cần phải được ưu tiên, nhất là những tỉnh có nhiều xã đặc biệt khó khăn; Kinh phí đào tạo cử tuyển còn có những hạn chế trong triển khai thực hiện.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga kiến nghị tại cuộc họp
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga kiến nghị tại cuộc họp

Phát biểu tại cuộc họp, với chức năng quản lý nhà nước về GD&ĐT, qua thực tế Bộ GD&ĐT cũng nhận thấy những bất cập trong việc triển khai thực hiện, đặc biệt là việc Bộ GD&ĐT nhận được một số chất vấn của đại biểu Quốc hội và cử tri phản ánh việc một số sinh viên tốt nghiệp về địa phương, nhưng không được địa phương bố trí công tác, nhất là số sinh viên ngành sư phạm. Để việc thực hiện Nghị định 134/2006/NĐ-CP của hiệu quả hơn, thay mặt Bộ GD&ĐT Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga đã đưa ra một số kiến nghị liên quan đến đào tạo cán bộ trình độ đại học, cao đẳng người dân tộc thiểu số theo chế độ cử tuyển:

- Xem xét và điều chỉnh một số nội dung của Nghị định số 134/2006/NĐ-CP và Thông tư liên Bộ số 13, trong đó đặc biệt lưu ý đến vấn đề kinh phí đào tạo một số ngành nghề đặc thù, đòi hỏi nhiều thí nghiệm, thực hành.

- Để công tác cử tuyển ngày càng có chất lượng và đáp ứng được yêu cầu quy hoạch cán bộ người dân tộc theo chủ tương của Đảng, Nhà nước, đề nghị các địa phương lưu ý một số vấn đề sau: Có kế hoạch cử tuyển và gửi danh sách học sinh cử tuyển về trường sớm, để đảm bảo kế hoạch năm học của trường; Cần công bố công khai số lượng và tiêu chí tuyển chọn, tạo sự công bằng trong cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh; Phối hợp chặt chẽ với các trường đại học, cao đẳng trong quá trình đào tạo để quản lý số học sinh cử tuyển và có kế hoạch tiếp nhận, phân công công tác cho số sinh viên tốt nghiệp trở về địa phương công tác.

Chế độ cử tuyển góp phần đắc lực cho việc bổ sung nguồn cán bộ người dân tộc cho vùng sâu, vùng xa
Chế độ cử tuyển góp phần đắc lực cho việc bổ sung nguồn cán bộ người dân tộc cho vùng sâu, vùng xa

Nhằm tiếp tục hoàn thiện chế độ cử tuyển để cử tuyển đạt được những mục tiêu tốt đẹp như tiêu chí đề ra, Ủy ban Dân tộc Quốc hội đã đưa ra kiến nghị, theo đó: Việc giao chỉ tiêu cử tuyển hàng năm phải căn cứ vào nhu cầu đào tạo của từng địa phương để phân bổ cho phù hợp với thực tế, cân đối cơ cấu chỉ tiêu ngành nghề phù hợp theo nhu cầu địa phương, tăng chỉ tiêu cử tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, đào tạo nghề cho con em dân tộc thiểu số và dân tộc ít người. Mở rộng đối tượng cử tuyển; Để nâng cao chất lượng đào tạo, các địa phương và các trường cần tăng cường công tác đào tạo theo địa chỉ sử dụng. Có giải pháp bồi dưỡng trình độ văn hóa và chuyên môn để nâng cao chất lượng khi sinh viên tốt nghiệp. Ủy ban Dân tộc Quốc hội cũng đề nghị Bộ Tài chính, Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội, nghiên cứu nâng mức học bổng cho học sinh đang học phù hợp với thực tế, đồng thời theo chức năng của mình kiểm tra, giám sát việc thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục. Ủy ban nhân dân các tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nội vụ có cơ chế quản lý học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp trở về địa phương được bố trí việc làm. Các địa phương cần chủ động xây dựng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số theo chế độ cử tuyển với những kế hoạch chiến lược lâu dài, đồng thời tiến hành rà soát, thống kê các ngành nghề đào tạo, đề xuất chỉ tiêu với Bộ GD&ĐT cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn, tránh lãng phí đào tạo các ngành nghề mà địa phương đang dư thừa.

Yên Thúy

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.