Chuẩn bị tâm thế học trực tiếp

GD&TĐ - Cứ tưởng học trực tiếp thì chỉ có thầy và trò cùng vui vì trò được đến trường gặp bạn, thầy được gặp trò, mức độ tương tác nhiều hơn, bài giảng sẽ hiệu quả hơn…

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Thế nhưng, thông tin về việc sẽ học trực tiếp trong tháng 10 này, người vui đầu tiên lại là cha mẹ, dù hiểm họa về dịch vẫn còn đe dọa con em họ hằng ngày nếu các em đến trường.

Tôi về quê, ghé nhà đứa cháu, thấy nhà nó rất đông trẻ con, toàn những cháu học tiểu học. Trên tay mỗi cháu đều cầm một máy điện thoại “thông minh” nhưng toàn là đồ second hand. “Nhưng cũng hai - ba triệu một chiếc đấy” - đứa cháu thuyết minh.

Nhà hàng xóm đang thu hoạch sắn “chạy lũ” vì sắp thối do ngâm nước lâu ngày. Chị chủ nhà nói rằng, nhổ sắn bán tháo để đổi cái điện thoại cho con chứ chiếc máy cũ trục trặc mãi, cháu học không được.

Ba đứa con chị phải mất gần chục triệu để mua 3 chiếc máy đời cũ, quy đổi ra sắn thì có khi phải mất cả “núi” sắn chứ chả chơi. Đã vậy nhưng nhà không có wifi nên phải qua hàng xóm học nhờ wifi nhà đứa cháu tôi.

Dịch dã đã buộc lũ trẻ phải thích nghi với hoàn cảnh mới. Trẻ con ở quê học trực tuyến thì khá an toàn trước dịch. Tuy nhiên, lo lắng của cha mẹ không vì thế mà vơi đi. Không chỉ là lo “đổi máy thông minh” để cho con có máy mới hơn đặng đáp ứng yêu cầu mà còn có trăm mối lo khác nữa.

Chẳng hạn như cha mẹ các cháu bận lo việc đồng áng nên không có thời gian ngồi cạnh con để “cùng học” như nhiều gia đình ở thành phố. Vì thế, chẳng ai biết là con mình nó cầm cái điện thoại ấy để học trực tuyến hay lại chỉ chơi game.

Mà cầm di động trên tay, bảo trẻ con không chơi game thì là điều không tưởng. Vừa phải thay máy lại vừa không biết con em nó có kiếm được cái chữ nào không, đó là điều luôn canh cánh bên lòng các bậc phụ huynh ở quê.

Ở quê thì vậy, ở phố cũng có nỗi khổ của ở phố. Nhà hai con, nếu cùng học tiểu học thì dứt khoát là cả cha lẫn mẹ đều thành “học trò” mỗi khi con học trực tuyến. Bao nhiêu chuyện khóc cười xung quanh chuyện học trực tuyến này suốt gần một tháng qua kể từ khi năm học mới bắt đầu.

Phụ huynh mong con học trực tiếp không chỉ là để cho con tìm thấy niềm vui mỗi ngày được đến trường mà cái chính là “giải phóng” cho các bậc phụ huynh một khi trở lại “bình thường mới” sau nhiều tháng bị giãn cách.

Hôm nay, ngày 1/10, nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã đón học sinh đến trường để học trực tiếp. Tuy nhiên, ẩn đằng sau bao ánh mắt háo hức ấy là những lo toan không đong đếm hết. Phụ huynh vừa được cởi trói vì con không còn học trực tuyến nữa, song lại đối mặt với những nguy cơ dịch bệnh rình rập con em họ.

Để đón học sinh đến trường, từ nhiều ngày qua, ngành Giáo dục đã có những kịch bản kỹ lưỡng để ứng phó với dịch. Chúng ta hy vọng về sự cẩn trọng của từng thầy, cô giáo và nhà trường cùng sự hợp tác tối đa của phụ huynh trước khi các trường mở toang cửa để đón các em.

Làm quen để thích nghi với “bình thường mới” là xu hướng tất yếu. Đừng mong hết dịch hoàn toàn là điều không thể. Cần xác định điều đó để khỏi lăn tăn nếu chẳng may có một ca F0 nào đó xuất hiện, thầy và trò lại trở về trực tuyến.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.