Bài giảng, bài tập, tình yêu thương giúp trẻ tự kỷ trở thành người có ích

Không một viên thuốc, không bệnh viện, chỉ có bài giảng, bài tập, sự kiên trì và tình yêu thương đã giúp 1 trường hợp mắc bệnh tự kỷ trong suốt 12 năm trở thành người có ích.

Bài giảng, bài tập, tình yêu thương giúp trẻ tự kỷ trở thành người có ích

Cách đây chưa đầy 3 tháng, Khôi Nguyên vẫn là một cậu bé sống khép kín, không giao tiếp với người lạ, không ý thức được những nguy hiểm xung quanh do căn bệnh tự kỷ tăng động mạnh kéo dài suốt 12 năm nay.

Nhưng giờ đây, nói chuyện trước đám đông, điều khiển các trò chơi tập thể và thể hiện những khả năng là những gì cậu bé đã làm được. Đây là kết quả sau 2 tháng điều trị bằng phương pháp “Tâm thế Việt”.

Phương pháp Tâm thế Việt được thực hiện trên lý thuyết về Tâm trí con người. Ý thức chỉ chiếm 10% năng lực của con người trong khi đó, tiềm thức lại chiếm đến 90%. Mỗi người là cá thể độc nhất, riêng biệt, khác biệt và đặc biệt.

Phương pháp này tìm ra thế mạnh của từng cá nhân để tôn vinh, khích lệ, để thúc những khả năng tiềm ẩn của mỗi người. Và với những trẻ mắc bệnh tự kỷ, phương pháp này khiến các em thấy được tôn trọng, được yêu thương, được khẳng định những thế mạnh, từ đó hạn chế những hành động tiêu cực.

Để tìm hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị mới này, mời quý vị theo dõi video sau đây:

Theo VTV

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...