Là ngày lễ linh thiêng và trong đại nhất trong cuộc đời nên bất kỳ cô dâu, chú rể nào cũng muốn mình là người đẹp nhất trong ngày cưới. Ít ai biết được rằng chiếc váy cưới bồng bềnh mà các cô dâu đang mặc ngày nay được lấy cảm hứng từ Nữ hoàng Victoria trong thế kỷ 19.
Bà chính là người mở đầu cho trào lưu mặc váy trắng trong ngày cưới bởi đây là màu sắc tượng trưng cho vẻ đẹp thuần thiết và quý phái của người con gái.
Mặc dù ngày nay váy cưới màu trắng được bắt gặp rất nhiều nhưng không vì thế mà lễ phục cưới truyền thống của các nước bị mai một đi theo thời gian. Trái lại, các đôi vợ chồng mới cưới trên khắp thế giới vẫn chọn lựa cho mình những bộ trang phục đã gắn liền với truyền thống từ nhiều đời nay.
Ngày nay, phần lớn giới trẻ ở Romania mặc trang phục cưới hiện đại. Tuy nhiên, lễ phục truyền thống của họ vẫn xuất hiện ở những vùng xa xôi hẻo lánh. Tùy vào văn hóa, mỗi vùng lại có một loại lễ phục riêng.
Trang phục lễ cưới của dân bản xứ Sami, phía Bắc Phần Lan được phân biệt rất rõ ràng. Người đã kết hôn thường mặc đồ cài khuy vuông, trong khi đó, người độc thân chỉ đeo dây lưng và cài khuy tròn.
Cô dâu Sri Lanka luôn là tâm điểm của sự chú ý khi bộ váy dài quyến rũ. Tuy nhiên, trang phục của chú rể cũng khiến quan khách không thể rời mắt.
Váy cưới truyền thống của các cô dâu Ấn Độ luôn có hai màu đỏ hoặc hồng. Ở những vùng phía bắc, phụ nữ đã kết hôn thường chấm đỏ giữa trán để phân biệt họ với người chưa lấy chồng.
Tại Scotland, chú rể mặc chiếc váy đại diện cho họ tộc. Sau buổi lễ, chú rể trao tặng cô dâu chiếc khăn có họa tiết trùng với trang phục của mình. Đó là biểu tượng kết nạp thành viên mới vào gia đình.
Mặc dù là quốc gia Pakistan theo đạo Hồi nhưng lễ phục cưới của họ lại có nhiều nét tương đồng với đạo Hindu của Ấn Độ. Cô dâu mặc váy cưới màu đỏ, đồng thời vẽ henna trên tay để cầu may mắn.
Ethiopia là quốc gia thuộc châu Phi nhưng phần lớn người dân lại theo đạo Kito giáo. Do vậy, lễ cưới của họ được tổ chức theo phong cách Hy Lạp và Nga.
Với hơn 300 dân tộc và 6 tôn giáo chính, Indonesia chính là sự giao thoa của nhiều văn hóa trong khu vực. Sắc óng ánh của vàng ròng chính là điểm nhấn nổi bật nhất trong lễ phục cưới của cô dâu và chú rể.
Tại lễ cưới truyền thống người Caucasa, chú rể mặc áo choàng màu đen. Đặc biệt hơn, anh ấy còn đeo một thanh gươm nhỏ bên mình. Còn cô dâu vẫn mặc váy cưới trắng như tục lệ thông thường.
Có thể nói, màu đỏ chiếm chủ đạo trong lễ phục cũng như trang trí đám cưới của người Trung Quốc. Trái lại, màu trắng lại là biểu tượng cho sự chết chóc tang thương.
Trong lễ cưới, chú rể Hawaii mặc cả bộ trang phục màu trắng. Về phía cô dâu thường đội trên đầu một vòng hoa tươi được kết bằng tay.
Ở Malaysia, phần lớn các lễ cưới đều được tổ chức theo nghi thức của người Hồi giáo. Vì thế, váy cưới của cô dâu sẽ có màu tím, hồng tím hay trắng kem.
Cộng đồng người Do Thái không hề có trang phục cưới riêng. Tuy nhiên người Do Thái Yemen lại có những nguyên tắc đặc biệt như con gái đã kết hôn được kế thừa những bộ quần áo truyền từ đời này qua đời khác.
Giới trẻ Hàn Quốc ngày càng ưa chuộng đám cưới truyền thống. Cô dâu mặc hanbok còn chú rể sẽ cõng vợ trên lưng, tượng trưng cho việc vợ có thể dựa dẫm chồng suốt đời.
Trong ngày kết hôn, cô dâu, chú rể Na Uy sẽ mặc bunad, loại lễ phục truyền thống của quốc gia này. Bunad thường xuất hiện trong những dịp đặc biệt như đám cưới hay lễ rửa tội.
Đám cưới ở Bali rất rực rỡ và lộng lẫy. Lễ phục truyền thống của họ được các nghệ nhân thiết kế và làm tay tỉ mỉ. Đặc biệt trong buổi lễ kết hôn, cô dâu và chú rể đều đội vương miện vàng.
Trong ngày cưới, các cô dâu Nigeria thường chọn lễ phục màu sáng và đội khăn Gele trên đầu. Nhưng không vì thế mà các chú rể lại kém sang trọng hơn vợ mình.