Tường minh xét tuyển

GD&TĐ - Câu chuyện “việt vị” của các trường trong tuyển sinh đã được nhắc đến từ những năm trước. Năm nay, việc các cơ sở giáo dục đại học đã nhận hồ sơ học bạ của thí sinh để xét tuyển cũng khiến nhiều người quan ngại.
Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Ở mùa tuyển sinh trước, dư luận không khỏi bất ngờ khi nhiều học sinh chưa tốt nghiệp THPT đã biết mình trúng tuyển đại học; thậm chí, có trường còn yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học và nộp phí để “giữ chỗ”. Năm nay, nhiều trường đại học đã nhận hồ sơ xét tuyển dựa vào kết quả học bạ THPT trước khi dự thảo Quy chế tuyển sinh được Bộ GD&ĐT công bố vào giữa tháng 4 vừa qua. Vấn đề đặt ra là, liệu các cơ sở đào tạo này có rơi vào thế “việt vị”?

Tại các hội nghị, cuộc họp và chương trình tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp năm 2022, đại diện Bộ GD&ĐT khẳng định, các cơ sở giáo dục đại học hoàn toàn chủ động trong công tác tuyển sinh. Bộ luôn tôn trọng quyền tự chủ của các trường. Theo đó, cơ sở đào tạo có thể xây dựng kế hoạch xét tuyển sớm đối với một số phương thức tuyển sinh và tổ chức cho thí sinh đăng ký dự tuyển bằng hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp tại cơ sở đào tạo.

Trên tinh thần ấy, các trường có thể tổ chức đăng ký, xét tuyển sớm những thí sinh đã hoàn thành thủ tục dự tuyển và có thể công bố, tải danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT) lên hệ thống để xử lý nguyện vọng cùng với các phương thức xét tuyển khác theo kế hoạch chung, hoàn thành trước khi diễn ra Kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT), thí sinh có thể đăng ký nhiều nguyện vọng vào 1 trường và nhiều trường, nhưng chỉ khi đăng ký trên hệ thống của Bộ GD&ĐT thì việc xếp ưu tiên các nguyện vọng mới có ý nghĩa, vì phần mềm sẽ tự động chạy lọc ảo để thí sinh trúng tuyển một nguyện vọng được ưu tiên cao nhất theo đăng ký trên hệ thống này. Trước đó, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển tại trường để có danh sách trúng tuyển tạm thời và cập nhật lên hệ thống.

Dựa vào nguyên lý trên, nếu thí sinh đã xác định được ngành yêu thích nhất và đặt nó ở vị trí số 1 trên hệ thống của Bộ GD&ĐT, thì khi đủ điều kiện trúng tuyển ở nguyện vọng này, chắc chắn sẽ được tuyển vào ngành yêu thích. Lẽ tất nhiên, điều kiện tối quan trọng để thí sinh trúng tuyển là phải có kết quả tốt nghiệp THPT.

Bộ GD&ĐT nhiều lần lưu ý, phần mềm chỉ hỗ trợ lọc ảo và không làm thay nhiệm vụ xét tuyển của các cơ sở giáo dục đại học. Do đó, cơ sở đào tạo có thể chủ động thực hiện công tác xét tuyển, hoặc phối hợp thành nhóm trường trong việc chạy phần mềm xét tuyển. Bộ cũng khuyến khích các trường đại học sử dụng hệ thống riêng cho phương thức xét tuyển khác học bạ hoặc dựa trên học bạ nhưng phức tạp hơn.

Tuy nhiên, các trường cần thông báo rõ cho thí sinh để đăng ký, nộp hồ sơ xét tuyển vào trường, đồng thời đăng ký nguyện vọng trên hệ thống phần mềm của Bộ GD&ĐT. Với cách làm này, các trường có thể chạy phần mềm xét tuyển trước, nhưng vẫn tải danh sách thí sinh trúng tuyển lên hệ thống của Bộ để tiến hành lọc ảo cùng với các phương thức xét tuyển khác.

Minh họa/INT

Bóng cười - người khóc

GD&TĐ - Theo giải thích của các chuyên gia chuyên nghiên cứu về các chất gây kích thích, bóng cười là một quả bóng bay được bơm khí N2O.
Ảnh minh họa ITN.

Trọn niềm vui

GD&TĐ - Trước đây, Tết Trung thu với nhiều học sinh vùng khó là điều xa vời, thậm chí các em không biết ý nghĩa của dịp này là gì.
Minh họa/INT

Vị thế ở đâu?

GD&TĐ - Theo Báo cáo của Bộ KH&ĐT, tính đến hết năm 2022, cả nước còn khoảng 478 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Ảnh minh họa ITN.

Loại bỏ sức ì

GD&TĐ - Chỉ khi nào thầy cô nhận thức đúng đắn về đổi mới kiểm tra, đánh giá..., hoạt động này mới trở thành lực đẩy nâng cao chất lượng dạy học.
Minh họa/INT

Hễ mưa là phố thành sông

GD&TĐ - 'Hễ mưa lớn là ngập' - điệp khúc này lặp đi lặp lại lâu nay ở các đô thị miền Trung.
Minh họa/INT

'Mở khóa' cho tăng trưởng

GD&TĐ - Ngoài nông nghiệp vẫn giữ được vai trò trụ đỡ, các động lực tăng trưởng 'truyền thống' là đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng đều trục trặc và suy yếu.
Ảnh minh họa ITN.

Nền tảng quan trọng

GD&TĐ - Chuyển đổi số không chỉ là câu chuyện về công nghệ hay mạng, mà phải là quá trình cá nhân hóa.
Minh họa/INT

Chế tài đã đủ mạnh!

GD&TĐ - Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tranh chấp liên quan đến phần kinh phí bảo trì phần sở hữu chung chiếm khoảng 36% tổng số vụ tại các chung cư.
Ảnh minh họa ITN.

Dấu mốc quan trọng

GD&TĐ - Với Kỳ thi tốt nghiệp THPT, năm 2024 sẽ là dấu mốc quan trọng - Kỳ thi tốt nghiệp THPT cuối cùng theo Chương trình GDPT 2006.
Minh họa/INT

Đừng quấn cỏ nhựa cho trụ điện!

GD&TĐ - Dư luận đang bàn tán về việc UBND Quận 5 (TPHCM) cho người đi quấn cỏ nhựa cho toàn bộ trụ điện trên địa bàn nhằm ngăn chặn bôi bẩn.
Ảnh minh họa ITN.

Xuất khẩu giáo dục

GD&TĐ - Những năm gần đây, Việt Nam có chuyển động tích cực về thu hút sinh viên quốc tế.
Minh họa/INT

Thực trạng day dứt...

GD&TĐ - Dù bảo hiểm xã hội đóng vai trò rất quan trọng nhưng tình trạng rút một lần gia tăng, dẫn đến mức độ bao phủ an sinh ngày càng thu hẹp.
Ảnh minh họa ITN.

Thay đổi thói quen

GD&TĐ - Không bắt học sinh trả bài đầu giờ theo kiểu “gọi bất chợt, hỏi bất chợt” là yêu cầu được Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM Nguyễn Văn Hiếu đưa ra.
Minh họa/INT

Lộ ra sau đám cháy

GD&TĐ - Cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đang tiến hành kiểm tra toàn diện về thực trạng của các chung cư và khách sạn mini trên địa bàn.
Ảnh minh họa ITN.

Đốc thúc người học

GD&TĐ - Kiểm tra tiếng Anh đầu vào là công việc thường niên của các trường đại học với tân sinh viên.
Minh họa/INT

Chữ tín trong mua bán nông sản

GD&TĐ - Dự kiến trong năm 2023 này, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng cả nước đạt trên 1,6 tỷ USD, chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam.
Ảnh minh họa ITN.

Đến hẹn lại lo…

GD&TĐ - “Lạm thu” đầu năm học không phải là câu chuyện mới nhưng luôn thời sự và trở nên nóng hơn bao giờ hết.