“Rớt” tuyển dụng bởi kém ngoại ngữ

GD&TĐ - Sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, nhưng làm bài kiểm tra trình độ tiếng Anh theo chuẩn quốc tế (IELTS) chỉ đạt loại trung bình, không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, tự đánh mất cơ hội nghề nghiệp...  Có mâu thuẫn gì giữa thực tế đào tạo và trình độ ngoại ngữ của SV?

Ảnh minh họa/ INT
Ảnh minh họa/ INT

Thua thiệt vì ngoại ngữ

Sinh viên tốt nghiệp loại giỏi nhưng điểm IELTS chỉ đạt 5.0 (mức điểm trung bình), trong khi có nhà tuyển dụng đòi hỏi trình độ ngoại ngữ phải cao hơn nhiều. Ví dụ, nhà máy lọc dầu Dung Quất khó tuyển dụng kỹ sư bởi doanh nghiệp này yêu cầu tiếng Anh thấp nhất phải đạt 6.0 “đầu vào”.

Kể lại câu chuyện ngay cả SV xuất sắc cũng “vuột” cơ hội thực tập nghề nghiệp “ngon lành” vì không khiến doanh nghiệp hài lòng, PGS Tạ Hải Tùng (Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết: Trong 40 SV xuất sắc được lựa chọn từ đầu năm học này để tham gia phỏng vấn với những nhân sự đang làm việc cho Amazon, Facebook, Apple, nhằm xem xét vào vị trí thực tập ít nhất 6 tháng tại Thung lũng Silicon (Mỹ), chỉ có 3 SV đáp ứng yêu cầu cả về thuật toán, kỹ năng mềm và ngoại ngữ. Điều đáng nói là bên cạnh những SV yếu kỹ năng mềm, còn có những SV kém tiếng Anh, thậm chí không biết viết email.

PGS Hoàng Minh Sơn (Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) lý giải tại sao SV không đủ trình độ ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng: “Trường ĐH nào cũng tổ chức dạy tiếng Anh. Tuy nhiên, số lượng SV rất đông, trình độ tiếng Anh của các SV lại rất khác nhau. Trong khi đó, để dạy và học tốt tiếng Anh phải “cá nhân hóa”, chia lớp rất nhỏ theo từng trình độ.

Để tổ chức chia nhỏ lớp tốn kém kinh phí, nhà trường không thực hiện được. Việc tuyển dụng thêm nhiều GV, nhất là GV người nước ngoài, GV giỏi cũng rất tốn kém, trong khi học phí không thể thu cao. Do đó, mặc dù trường ĐH vẫn tổ chức dạy tiếng Anh cho SV, rất cố gắng nhưng không thể có được chất lượng như dạy và học tiếng Anh ở những trung tâm ngoại ngữ uy tín.

Phải có động lực

Doanh nghiệp kêu không tuyển dụng được nhân lực đạt trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của công việc. Vậy, doanh nghiệp có hỗ trợ, hợp tác gì với trường ĐH để cải thiện tình trạng này?

Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ của SV, cần được phân ra nhiều mức độ khác nhau. Chẳng hạn, những kỹ năng đơn giản và kỹ năng nghề nghiệp.

“Viết email, trình bày văn bản bằng ngoại ngữ… SV hoàn toàn có thể tự học được. Còn doanh nghiệp cần vào trường ĐH để hỗ trợ việc đào tạo những kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng làm việc trong môi trường công nghiệp, chứ không phải những kỹ năng thông thường” - PGS Hoàng Minh Sơn cho biết - “Hiện nay, riêng tiếng Nhật, tiếng Hàn đã có nhiều doanh nghiệp nước ngoài chủ động vào hỗ trợ nhà trường đào tạo, thậm chí đào tạo miễn phí cho SV, để họ có thể tuyển dụng nhân sự. Riêng tiếng Anh hầu như không có sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp, cũng khó đòi hỏi doanh nghiệp hỗ trợ”.

Theo PGS Hoàng Minh Sơn, mấu chốt trong hợp tác giữa trường ĐH và doanh nghiệp đó là công tác hướng nghiệp. Doanh nghiệp vào nhà trường để SV biết rõ hơn yêu cầu của doanh nghiệp về trình độ ngoại ngữ trong tuyển dụng; cơ hội phát triển nghề nghiệp của những người giỏi ngoại ngữ so với người không giỏi.

“Trình độ ngoại ngữ nhìn chung vẫn phụ thuộc nhiều vào ý thức, trách nhiệm của chính người học. Điều SV cần hiện nay là phải có động lực để học tiếng Anh. Thiếu động lực học không thể giải quyết được những khó khăn trong nâng cao trình độ tiếng Anh” - PGS Hoàng Minh Sơn khẳng định.

Công nghệ trong học ngoại ngữ hiện nay đang giải quyết rất nhiều vấn đề về thời gian và học phí, so với theo học các lớp tiếng Anh trực tiếp. “SV có thể sử dụng những phần mềm, trang web, các công cụ học tiếng Anh khác để có thể tự học tiếng Anh qua mạng, học từ xa”- PGS Hoàng Minh Sơn nêu - “Các trường cũng nên đầu tư vào khía cạnh này. Ví dụ, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đang hợp tác với một số đơn vị, đưa vào trường những công nghệ dạy và học tiếng Anh phù hợp cho SV, nhằm tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả học. Cùng với động lực học ngoại ngữ của chính SV, sự hỗ trợ của công nghệ và phương pháp học tập phù hợp, các em hoàn toàn có thể nâng cao trình độ tiếng Anh”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.