Bộ GD&ĐT tập trung thời gian, nhân lực, vật lực hoàn thành tốt công tác thể chế

GD&TĐ - Sáng 15/7, Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị công tác pháp chế 6 tháng đầu năm 2025, chuyên đề xây dựng pháp luật.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chủ trì hội nghị. Cùng dự có các Thứ trưởng: Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Thị Kim Chi, Lê Tấn Dũng; đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ.

Kết quả soạn thảo văn bản cao hơn cùng kỳ các năm trước

Bà Mai Thị Anh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho biết: Trong 6 tháng đầu năm, công tác soạn thảo văn bản của Bộ GD&ĐT đạt nhiều kết quả tích cực, thể hiện rõ nét thông qua tỷ lệ ban hành, trình ban hành văn bản.

Cụ thể, tính tới ngày 14/7, tổng số văn bản đã ban hành, trình ban hành trên tổng số văn bản cả năm 2025 đạt 41%; tổng số văn bản đã ban hành, trình ban hành trên tổng số văn bản 6 tháng đầu năm 2025 đạt 79,62% - đều cao hơn so với cùng kỳ các năm trước.

Điều này cho thấy sự chuyển biến rõ rệt về tiến độ, hiệu quả làm việc của các đơn vị thuộc Bộ, bên cạnh đó là tác động tích cực trong việc điều chỉnh quy trình xây dựng văn bản.

Quá trình soạn thảo đã tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và thống nhất trong hệ thống pháp luật. Các văn bản được ban hành phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, hỗ trợ việc thực hiện các nhiệm vụ chiến lược.

img-6466.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chủ trì hội nghị công tác pháp chế 6 tháng đầu năm 2025.

Trong thời gian qua, đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2025, Bộ GD&ĐT thường huy động đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, và cán bộ am hiểu sâu sắc về lĩnh vực liên quan để tham gia soạn thảo. Điều này giúp các văn bản có chất lượng cao và sát với thực tiễn. Việc tổ chức lấy ý kiến rộng rãi từ các cơ quan chuyên môn, tổ chức xã hội, và cá nhân đảm bảo tính toàn diện, khả thi của các quy định.

Các dự thảo văn bản thường được công bố trên cổng thông tin điện tử của Bộ và của Chính phủ để lấy ý kiến đóng góp, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp và tổ chức tham gia. Quy trình này giúp tăng cường sự minh bạch, công khai, đồng thời hạn chế những sai sót, bất cập trong nội dung văn bản.

Các văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng vấn đề thực tiễn, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng giai đoạn. Sự tham gia của các bộ/ngành liên quan trong quá trình phối hợp soạn thảo giúp các quy định hài hòa, tránh xung đột, chồng chéo. Văn bản được soạn thảo với tinh thần cải cách, bám sát những thay đổi của thực tiễn và nhu cầu xã hội, đặc biệt trong các lĩnh vực trọng yếu như giáo dục, kinh tế số, và chuyển đổi số.

Về cơ bản, công tác rà soát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật được các đơn vị chú trọng triển khai, đạt được một số kết quả. Một số đơn vị đã rất chủ động việc rà soát khi có yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền, ví dụ như Vụ Kế hoạch tài chính, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục…

Bên cạnh các kết quả đạt được, đại diện Vụ Pháp chế cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong công tác soạn thảo văn bản; đề xuất công việc 6 tháng cuối năm.

img-6496.jpg
Bà Mai Thị Anh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế báo cáo tại hội nghị.

Không sót lọt; không rối, cuống, đánh mất mục tiêu

Tại hội nghị, lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ đã báo cáo kết quả, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền; đưa đề xuất, kiến nghị để bảo đảm hiệu quả công tác này.

Nhận định công tác thể chế của Bộ GD&ĐT trong 6 tháng đầu năm đã đạt được kết quả quan trọng, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc tập trung lưu ý về triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm. Theo đó, với khối lượng công việc rất lớn, các đơn vị cần hết sức nỗ lực, khẩn trương mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Đặc biệt nhấn mạnh đến Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới; Nghị quyết số 140/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW; Quyết định số 1647/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình hành động của Bộ GD&ĐT thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW, Nghị quyết số 66-NQ/TW, Thứ trưởng đề nghị các đơn vị chủ động, có kế hoạch triển khai những văn bản hết sức quan trọng này.

img-6508.jpg
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại hội nghị.

Cùng với đó, quan tâm rà soát, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến nhóm nhiệm vụ khoa học công nghệ, chuyển đổi số, cải cách hành chính, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Một số nội dung bảo đảm chất lượng văn bản quy phạm pháp luật cũng được Thứ trưởng quán triệt. Trong đó có việc phòng chống lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm; thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm không mâu thuẫn, chồng chéo; lưu ý thủ tục hành chính trong văn bản quy phạm pháp luật…

img-6622.jpg
Thứ trưởng Lê Tấn Dũng phát biểu tại hội nghị.

Bày tỏ đồng tình với báo cáo của Vụ Pháp chế, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của công tác pháp chế và cho rằng đây là công việc cần chuyên sâu, kỹ năng, kinh nghiệm, tâm huyết.

Để hoàn thành khối lượng lớn trong 6 tháng cuối năm, Thứ trưởng lưu ý vai trò của người đứng đầu các đơn vị; dành thời gian tối đa cho công việc này; chủ động tham vấn chuyên gia, các bộ ngành liên quan; nghiên cứu thực tiễn, đánh giá tác động; chủ động, nhanh chóng cập nhật ngay những điều chỉnh sau tiếp thu. Thứ trưởng cũng cho rằng, cần tiếp tục tăng cường công tác phối hợp, tinh thần vì nhiệm vụ chung. Thủ trưởng các đơn vị rà soát lại công việc được giao để có kế hoạch triển khai phù hợp, khoa học.

img-6647.jpg
Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi phát biểu tại hội nghị.

Cùng chung nhận định tích cực, sự ghi nhận với kết quả đạt được 6 tháng qua, trong thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi đề nghị tiếp tục rà soát lại các văn bản lỗi thời, cần thay thế, điều chỉnh; tăng cường hơn nữa ý thức trách nhiệm của lãnh đạo, chuyên viên các đơn vị trong công tác thể chế, xây dựng pháp luật. Đây là công việc rất vất vả, cần cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp cho nhân sự làm nhiệm vụ này…

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết: Chưa thời điểm nào, chúng ta đứng trước nhiều nội dung công việc điều chỉnh căn cứ pháp lý để phát triển giáo dục - đào tạo như thời điểm này.

Ngoài các công việc thường xuyên trong công tác pháp chế là nhiệm vụ chuẩn bị một loạt các nghị định, thông tư triển khai Luật Nhà giáo mới được thông qua; sửa đổi 3 luật (Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp), sau đó là rất nhiều văn bản, nghị định, thông tư cần chuẩn bị. “4 luật trong 1 năm, đây là công việc chưa có tiền lệ”, Bộ trưởng chia sẻ.

img-6540.jpg
img-6570.jpg
img-6580.jpg
img-6586.jpg
Đại diện các đơn vị phát biểu tại hội nghị.
img-6473.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh quan điểm tiếp cận là các kế hoạch đề ra mang tính “động”, liên tục cập nhật, nên xác định tinh thần việc sẽ phát sinh thường xuyên.

Ghi nhận kết quả công tác soạn thảo văn bản của Bộ trong 6 tháng vừa qua, Bộ trưởng đặc biệt lưu ý một số nhiệm vụ lớn cần tập trung cả nhân lực, thời gian, vật lực, công tác chỉ đạo trong thời gian tới, đó là: việc sửa đổi 3 Luật (Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp); Chương trình mục tiêu quốc gia hiện đại hóa, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2026 - 2035; triển khai các công việc khi Nghị quyết về hiện đại hóa, đột phá phát triển giáo dục và đào tạo được ban hành. Cùng với đó, hoàn thành dứt điểm các văn bản còn tồn đọng…

Trong triển khai công việc, Bộ trưởng yêu cầu rà soát để không bỏ sót, lọt, thiếu các nội dung công việc; không rối, cuống, không đánh mất mục tiêu… Quan điểm tiếp cận là các kế hoạch đề ra mang tính “động”, liên tục cập nhật, nên xác định tinh thần việc sẽ phát sinh thường xuyên. Bởi vậy, cần cố gắng tập trung hoàn tất, dứt điểm các việc đang làm để sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới.

Cùng với đó, tăng cường hơn nữa công tác phối hợp trong - ngoài một cách chặt chẽ, nhịp nhàng, linh hoạt; đặc biệt khâu phối hợp với các bộ, ngành, các Ủy ban của Quốc hội… Đẩy nhanh tốc độ tiếp thu, giải trình các phía.

Với công tác truyền thông, Bộ trưởng nhấn mạnh trọng tâm từ nay đến hết năm là truyền thông cho luật pháp, cho xây dựng các luật và triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị, tạo đồng thuận xã hội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống HIMARS.

Mỹ dùng PrSM đối phó ai?

GD&TĐ - Mỹ bắt đầu sản xuất loạt tên lửa tấn công chính xác (PrSM), dành cho lực lượng đặc nhiệm đa miền (MDTF) ở châu Âu, Bắc Cực và châu Á.

Minh họa/INT

Canh bạc lớn

GD&TĐ - Ngày 12/7 là một dấu mốc lịch sử mới đối với New Caledonia và trong mối quan hệ giữa vùng đảo ở khu vực Nam Thái Bình Dương này với Pháp.

Axel Tuanzebe tính kiện đội bóng cũ Man United ra tòa.

Man United nguy cơ bị kiện ra tòa

GD&TĐ - Theo The Telegraph và SPORTbible, cựu cầu thủ của Man United - Axel Tuanzebe đang chuẩn bị đưa đội bóng này ra tòa án tối cao.