Tại sao không?

GD&TĐ - Năm 2023, Bộ GD&ĐT sẽ không ban hành quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non mới.

Ảnh minh họa Internet.
Ảnh minh họa Internet.

Điều này đồng nghĩa với việc, công tác tuyển sinh vẫn áp dụng theo quy chế năm 2022.

Sự ổn định này là cần thiết, giúp thí sinh yên tâm chuẩn bị tốt cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT và sẵn sàng bước vào mùa tuyển sinh năm 2023. Muốn vậy, các cơ sở giáo dục đại học cần khẩn trương hoàn thiện đề án tuyển sinh, trong đó hoàn thiện phương thức tuyển sinh theo hướng đơn giản hóa, tạo thuận lợi cho thí sinh.

Về lịch trình tuyển sinh năm nay, dự kiến trong tháng 2/2023, Bộ GD&ĐT sẽ công bố kế hoạch cụ thể. Tuy nhiên, hầu hết cơ sở giáo dục đại học đều mong muốn, kế hoạch tuyển sinh, cụ thể là các mốc thời gian quan trọng nên trở lại như những năm trước khi dịch Covid-19 xuất hiện. Nhiều ý kiến đề xuất, nên kết thúc xét tuyển đợt 1 vào trung tuần tháng 8 để cuối tháng 8, đầu tháng 9 các cơ sở giáo dục đại học có thể tổ chức khai giảng năm học mới và ổn định học tập cho tân sinh viên. Việc này sẽ tốt cho thí sinh trong học tập và nhà trường cũng thuận lợi khi xây dựng kế hoạch đào tạo.

Nhớ lại 3 năm qua, đại dịch Covid-19 đã gây xáo trộn, phá vỡ những gì được cho là “truyền thống” của lĩnh vực giáo dục, đào tạo; trong đó có công tác tuyển sinh. Chẳng hạn như, năm 2022, các cơ sở đào tạo xác nhận điểm trúng tuyển và công bố kết quả trúng tuyển đợt 1 của thí sinh trước 17 giờ ngày 17/9. Trong khi đó, nếu như trước “thời Covid-19” thời gian này, các tân sinh viên đã bước vào học kỳ I.

Lùi kế hoạch tuyển sinh là việc bất đắc dĩ, do tác động của yếu tố khách quan. Tuy nhiên, nay dịch Covid-19 được kiểm soát, mọi hoạt động đã trở lại bình thường. Vì thế, không có lý do gì mà kế hoạch tuyển sinh lại không trở lại như xưa. Đó cũng là để thống nhất với chủ trương ổn định trong công tác tuyển sinh.

Song dù kế hoạch có như thế nào, phương án tổ chức ra sao, công tác tuyển sinh muốn thành công, cần gói gọn trong 5 từ: Ổn định, chủ động, thích ứng, công nghệ, hợp tác. Suy cho cùng, tất cả đều thể hiện tinh thần chung là tạo điều kiện tối đa, mang lại lợi ích tốt nhất cho thí sinh. Vì vậy, các cơ sở giáo dục đại học cần tiếp tục phát huy ưu điểm, công khai, minh bạch khi tổ chức tư vấn tuyển sinh cho thí sinh. Đồng thời, làm tốt công tác kiểm tra, đặc biệt, tăng cường thanh tra, kiểm tra nội bộ, xét tuyển công bằng, khách quan, đúng quy chế.

Với cơ sở giáo dục tổ chức thi riêng, cần hợp tác ở các cấp độ khác nhau, giúp tiết kiệm chi phí, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh không phải thi nhiều lần, ở nhiều nơi. Vẫn biết, các trường đại học có quyền chủ động trong công tác tuyển sinh; song cũng nên nhớ, tự chủ luôn kèm theo trách nhiệm giải trình với xã hội về tính công bằng, khách quan, minh bạch.

Năm 2022, chúng ta đã có mùa tuyển sinh thành công. Đây là tiền đề, nền tảng để tiếp tục phát huy cho năm 2023 và những năm tiếp theo. Chúng ta luôn có những cải tiến để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh. Với trách nhiệm quản lý Nhà nước, Bộ GD&ĐT luôn hỗ trợ, đồng hành cùng các cơ sở giáo dục đại học trong công tác tuyển sinh, hướng tới một mùa tuyển sinh có kết quả như mong đợi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Điều hòa phải bật 24/24 giờ để duy trì nhiệt độ tằm mới phát triển tốt.

Lắp điều hòa cho … tằm

GD&TĐ - Phương pháp nuôi tằm trong phòng lạnh giúp hiệu quả kinh tế tăng gấp 3 lần so với nuôi ngoài điều kiện bình thường.

Ảnh minh họa: INT.

Truyện ngắn: Duyên muộn

GD&TĐ - Năm nay Túc đã ở hàng “băm”. Anh có “thâm niên” hơn 20 năm bươn chải nơi xứ người với nghề bán vé số dạo.

Ảnh: Quốc Bình.

Củ cải khô

GD&TĐ - Sau bao nhiêu cái đợi thì mẹ mới rinh 20 kg củ cải về để thỏa niềm mong ngóng của mấy bố con.