"Xưởng sản xuất trẻ em" đầu tiên trên thế giới

"Xưởng sản xuất trẻ em" đầu tiên trên thế giới

(GD&TĐ) – Một bác sĩ đang xây dựng “nhà máy sản xuất trẻ em” đầu tiên trên thế giới, làm nơi trú ngụ cho hàng trăm phụ nữ Ấn Độ nghèo khổ kiếm tiền bằng cách mang thai hộ những cặp vợ chồng không có con ở phương Tây.

Dr Nayna Patel (front, centre) is building the world
Bác sĩ Nayna Patel (ở giữa, phía trước) đang xây nhà đẻ thuê lớn nhất thế giới để làm nơi ở cho hàng trăm phụ nữ mang thai hộ các cặp vợ chồng phương Tây 

Dịch vụ đẻ thuê bao gồm một cửa hàng quà tặng và các phòng khách sạn đang được xây dựng này nằm trong ngành thương mại đẻ thuê nhiều tỷ đô la ở Ấn Độ.

Người đứng sau kế hoạch này, bác sĩ Nayna Patel, đã có một phòng khám ở vùng Gujarat nơi hiện đang có 100 phụ nữ mang thai ở trong một ngôi nhà.

Những ông bố bà mẹ tương lai gửi phôi thai đến phòng khám và chỉ cần đến Ấn Độ khi muốn đón con mình. 

Dr Nayna Patel (front, centre) is building the world
Cô Papiya đang song thai cho một cặp vợ chồng người Mỹ 

Bác sĩ Patel thu những người muốn làm cha mẹ này 28.000 USD để người của bà mang thai hộ. Sau đó bà trả mỗi người này 8.000 USD cho một lần mang thai. Nếu đó là thai đôi, họ được nhận thêm 2.000 USD nữa.

Hiện đang được xây dựng, phòng khám sẽ có nơi dành cho các cặp vợ chồng phương Tây tới thăm, 1 tầng cho các bà mẹ đẻ thuê sống, văn phòng, phòng sinh, phòng thụ tinh trong ống nghiệm và một loạt nhà hàng, cửa hàng quà tặng.

Surrogate mother Vasanti, pictured with her husband Ashok, is able to send their daughter Mansi to an English speaking school because of the money earned from surrogacy Read more: http://www.dailymail.co.uk/news/article-2439977/Inside-Indias-baby-factory-hundreds-impoverished-Indian-women-paid-5-000-babies-childless-Westerners.html#ixzz2gU7Bx969 Follow us: @MailOnline on Twitter | DailyMail on Facebook
Cô Vasanti, chụp ảnh với chồng và con, có thể gửi con gái Mansi của mình vào một trường học nói tiếng Anh do tiền kiếm được từ việc đẻ thuê 

Chỉ trong khoảng 10 năm, chương trình của bác sĩ Patel đã tạo ra gần 600 em bé cho những cặp vợ chồng giàu. Bà đã nhận được những lời đe dọa và đối mặt với những cáo buộc rằng lợi dụng người nghèo để kiếm lợi.

Tuy nhiên, bà cho rằng công việc của mình là một “nhiệm vụ bênh vực phụ nữ” mang những người phụ nữ có nhu cầu tương ứng đến với nhau. Trong một bộ phim tài liệu, bà nói: “Những phụ nữ này đang làm một công việc, một công việc được trả tiền. Họ hiểu rằng sẽ không có được gì nếu không trải qua đau đớn. Tôi thấy mình là một người bênh vực quyền phụ nữ. Đẻ thuê là việc phụ nữ này giúp phụ nữ khác”.

Barbara, 54, from Canada, tried for 30 years to become a mother without success. She has now had a baby born to a surrogate mother in India Read more: http://www.dailymail.co.uk/news/article-2439977/Inside-Indias-baby-factory-hundreds-impoverished-Indian-women-paid-5-000-babies-childless-Westerners.html#ixzz2gU7WQaal Follow us: @MailOnline on Twitter | DailyMail on Facebook
Bà Barbara, 54 tuổi, từ Canada, đã cố gắng 30 năm để làm mẹ nhưng không thành công. Giờ đây bà đã có 1 đứa con từ dịch vụ đẻ thuê ở Ấn Độ 

Trong bộ phim tài liệu trên có nói về một phụ nữ đã đẻ thuê 2 lần tên là Edan – người mới sinh con giúp cho bà Barbara, 54 tuổi, đến từ Canada. Barbara đã cố gắng 30 năm để được làm mẹ nhưng không thành công. Bà Barbara đã ở Ấn Độ 4 tháng với đứa con mới chào đời của mình trước khi có đủ giấy tờ để đưa con về nhà. Bà không chỉ trả cho Edan tiền mang bầu sinh con mà còn cho tiền để cô tới khách sạn của bà 2 lần mỗi ngày và cho con bú trước khi về Canada.

Plans for Dr Patel
Kế hoạch bệnh viện đẻ thuê của bác sĩ Patel 
Hà Châu
Theo Daily Mail

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.