"Dấu ấn Thăng Long" – Lễ hội hoa đăng mừng Đại lễ

"Dấu ấn Thăng Long" – Lễ hội hoa đăng mừng Đại lễ
Thành kính bên ngọn nến lung linh (ảnh: Internet)
Thành kính bên ngọn nến lung linh (ảnh: Internet)

Chương trình được tổ chức quy mô lớn, nhằm tưởng nhớ, thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” tôn vinh công hạnh những người đi trước, đặc biệt là của đức vua Lý Thái Tổ, các vị thiền sư – những người có công khai sáng kinh đô Thăng Long. Qua đó nêu bật lịch sử hào hùng của dân tộc.

Mở đầu chương trình là màn hát múa “Dòng máu Lạc Hồng” với ca từ do Thượng tọa Thích Chân Tính – trụ trì chùa Hoằng Pháp sáng tác. Màn hát múa đã làm sống dậy khí thế hào hùng của cha ông thời kỳ dựng nước, giữ nước và khơi dậy lòng tự hào dân tộc.

Ngọn nến linh thiêng, tượng trưng cho từ bi, trí tuệ của đạo Phật đã được Hòa thượng Thích Thanh Tứ, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam trân trọng tiếp từ trên bàn Phật và được nhân rộng tới hàng ngàn cây nến xếp thẳng hàng tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, thể hiện sự lan tỏa của từ bi, trí tuệ đi khắp muôn phương.

Từ một ngọn nến, một biển nến đã hiện lên lung linh, huyền ảo, linh thiêng trong khóa lễ cầu nguyện cho quốc thái dân an, thế giới thanh bình.

Lễ hội hoa đăng “Dấu ấn Thăng Long” đã khép lại, để lại ấn tượng sâu sắc về tinh thần Đạo pháp đồng hành cùng dân tộc. Đây là một phần trong Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội diễn ra từ ngày 27/7 đến 2/8, với nhiều hoạt động ý nghĩa như Rước xá lợi Phật, rước Long vị vua Lý Thái Tổ và các bậc Danh Tăng từ Bắc Ninh về Hà Nội; Đại lễ cầu quốc thái dân an; Cầu siêu anh linh các anh hùng liệt sĩ hy sinh vì nước; Triển lãm cổ vật, mỹ thuật, nhiếp ảnh Phật giáo; Hội thảo Phật giáo với 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội…

P.V
 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

“Góc phố Tết” của Trường Tiểu học Phú Thọ. Ảnh: MA

Cùng bạn nghèo đón Tết

GD&TĐ - Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các trường học tại TPHCM tổ chức nhiều hoạt động vui xuân, giúp học sinh hiểu thêm về Tết cổ truyền.

Nhóm sinh viên đoạt giải Nhất trong lĩnh vực Khoa học giáo dục Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học.

Bản đồ cho học sinh khiếm thị

GD&TĐ - Học sinh khiếm thị có thể học lịch sử và địa lý qua bản đồ nổi, dễ dàng hình dung, nhận biết, xác định được các vị trí cần thiết để phục vụ học tập.