Thêm 2 lễ hội của Hà Nội được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Cụ thể, tại Quyết định số 1727/QĐ-BVHTTDL, công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Năm làng Mọc, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân; phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. Đây là Lễ hội được tổ chức hằng năm vào dịp sau tết Nguyên đán, chính thức diễn ra từ mùng 10 đến 12 tháng 2 Âm lịch.

Theo tục lệ, cứ đến kỳ Đại hội (5 năm tổ chức một lần, mỗi kỳ do một làng đứng ra đăng cai), 5 làng Mọc sẽ cùng nhau tổ chức lễ hội trọng thể với nhiều nghi thức, trò diễn hấp dẫn, nhằm rước các Thánh (Thành hoàng làng) du xuân, thưởng lãm cảnh quan 5 làng và cầu cho quốc thái dân an. Với tâm thức hướng về cội nguồn, Lễ hội Năm làng Mọc được tổ chức trên tinh thần cộng đồng và gắn kết giữa các làng.

Lễ Kết chạ Phú Mỹ – Kiều Mai.

Quyết định số 1728/QĐ-BVHTTDL, công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ Kết chạ Phú Mỹ – Kiều Mai, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm; phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. Lễ hội Kết chạ Phú Mỹ – Kiều Mai là hoạt động giao lưu văn hoá giữa hai làng Kiều Mai và Phú Mỹ.

Các hội lệ của hai làng Phú Mỹ – Kiều Mai trong một năm hết sức phong phú, ngoài thông lệ xuân, thu nhị kỳ, còn có các lễ tiết gắn với ngày sinh, ngày hóa của các thần, ngày khánh hạ, cầu phúc, xuống đồng, cầu mùa, nhưng tiêu biểu và đáng chú ý nhất là Hội giao hiếu (kết chạ), được tổ chức vào ngày 7 tháng Giêng (làng Kiều Mai rước thánh về làng Phú Mỹ) và ngày 20 tháng Hai (làng Phú Mỹ rước thánh về làng Kiều Mai). Đây đồng thời cũng là nét đẹp văn hóa Thăng Long bên bờ sông Nhuệ. Các làng chung cánh đồng qua hội càng thêm thương yêu đùm bọc nuôi dưỡng tâm thức về tình nghĩa anh em thiêng liêng cao quý.

Theo baodansinh.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bom lượn FAB-3000 của Nga.

Chật vật đối phó bom lượn

GD&TĐ - Bom lượn Nga đang là ám ảnh với hệ thống phòng thủ Ukraine dù lực lượng này đang được trang bị những vũ khí đánh chặn tối tân của phương Tây.