Ông Guntram Wolff là thành viên cấp cao tại Bruegel, một nhóm nghiên cứu kinh tế tại Bỉ.
Trang web Breaking Defense trích lời ông Wolff cho rằng mọi người ở châu Âu bắt đầu hiểu rằng cơ sở công nghiệp quốc phòng của Mỹ sẽ quá nhỏ để có thể dựa vào trong trường hợp xảy ra xung đột ngang hàng.
"Tôi nghĩ rằng có một cảm giác mạnh mẽ đang nổi lên, tôi hy vọng ít nhất châu Âu phải phát triển hơn nữa cơ sở công nghiệp trong nước", ông nói.
Theo ông Wolff, sản lượng của một số hệ thống vũ khí của châu Âu vượt xa sản lượng của Mỹ.
"Nếu bạn lấy đạn pháo làm ví dụ, châu Âu đang sản xuất nhiều hơn. Theo tôi hiểu, ngay cả trong lĩnh vực xe tăng, châu Âu cũng đang sản xuất nhiều hơn Mỹ, nơi vẫn có năng lực tương đối nhỏ", ông nhấn mạnh.
Ông Wolff mô tả quy mô cơ sở công nghiệp quốc phòng của Mỹ là một vấn đề cơ bản đối với ý tưởng khiến châu Âu trả tiền để Mỹ hỗ trợ Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin nhiều lần nhấn mạnh rằng việc cung cấp thêm vũ khí cho Kiev sẽ không thay đổi tình hình ở tiền tuyến mà chỉ kéo dài cuộc xung đột.