Điện Kremlin phản ứng với tối hậu thư của ông Trump

GD&TĐ -Điện Kremlin đã bác bỏ lời đe dọa trừng phạt và áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump liên quan đến thỏa thuận hòa bình với Ukraine.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov.

Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra tối hậu thư cho Moscow vào ngày 22/1/2025 bằng cách kêu gọi nước này chấm dứt xung đột Ukraine và đạt được một "thỏa thuận" hoặc phải đối mặt với các lệnh trừng phạt mới.

Trả lời các phóng viên hôm 23/1/2025 liên quan đến lời đe dọa này, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Nga vẫn cởi mở với "cuộc đối thoại bình đẳng và tôn trọng" với Mỹ, đồng thời nói thêm rằng, trong nhiệm kỳ đầu tiên tại nhiệm, ông Trump đã tham gia vào cuộc trao đổi kiểu này với Tổng thống Vladimir Putin.

Hiện tại, Nga đang chờ đợi những tín hiệu tương tự nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy tín hiệu nào.

“Ông Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình là tổng thống Mỹ thường xuyên sử dụng biện pháp trừng phạt nhất. Ông ấy thích phương pháp này. Điều này ‘không có gì là mới’”, người phát ngôn Điện Kremlin nói thêm.

Trước đó, Tổng thống Trump đã đưa ra lời cảnh báo trong một bài đăng trên nền tảng trực tuyến Truth Social của mình.

“Nếu không có ‘thỏa thuận’ hòa bình nào được thực hiện sớm, tôi sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc áp mức thuế, thuế quan và trừng phạt cao đối với bất kỳ thứ gì mà Nga bán cho Mỹ và nhiều quốc gia tham gia khác", ông Trump viết.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới thường niên ở Davos, Thụy Sĩ, qua liên kết video vào ngày 23/1, nhà lãnh đạo Mỹ cho biết, ông "rất muốn" gặp người đồng cấp Nga "sớm" để chấm dứt cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine.

Ông Trump, người bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của mình vào ngày 20/1, đã vận động tranh cử với lời hứa sẽ nhanh chóng giải quyết xung đột Ukraine.

Ông đã nhiều lần hứa sẽ chấm dứt giao tranh trong vòng 24 giờ nếu trở lại nắm quyền.

Trong những tuần trước lễ nhậm chức, ông đã điều chỉnh mốc thời gian của mình, bày tỏ hy vọng đàm phán hòa bình trong vòng sáu tháng.

Nga cũng đã nhiều lần tuyên bố trong suốt cuộc xung đột rằng, họ sẵn sàng đàm phán hòa bình bất cứ lúc nào, trong khi cáo buộc Kiev từ chối đàm phán.

Moscow cũng đã nhiều lần chỉ trích việc phương Tây tiếp tục viện trợ quân sự cho Ukraine, lập luận rằng, điều đó chỉ kéo dài cuộc xung đột và kéo dài sự đau khổ của con người.

Một sự tham gia ngày càng sâu sắc hơn của phương Tây vào cuộc xung đột cũng gây ra rủi ro về một cuộc đụng độ trực tiếp giữa Nga và NATO, Moscow đã cảnh báo.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

“Góc phố Tết” của Trường Tiểu học Phú Thọ. Ảnh: MA

Cùng bạn nghèo đón Tết

GD&TĐ - Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các trường học tại TPHCM tổ chức nhiều hoạt động vui xuân, giúp học sinh hiểu thêm về Tết cổ truyền.

Nhóm sinh viên đoạt giải Nhất trong lĩnh vực Khoa học giáo dục Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học.

Bản đồ cho học sinh khiếm thị

GD&TĐ - Học sinh khiếm thị có thể học lịch sử và địa lý qua bản đồ nổi, dễ dàng hình dung, nhận biết, xác định được các vị trí cần thiết để phục vụ học tập.