Bí quyết bảo đảm sức khoẻ trong dịp Tết

GD&TĐ - Chế độ ăn uống và sinh hoạt của nhiều gia đình trong dịp Tết có sự thay đổi, có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ.

Người bệnh được các bác sĩ kê đơn bốc thuốc tại Khoa Y học cổ truyền - Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: BVCC
Người bệnh được các bác sĩ kê đơn bốc thuốc tại Khoa Y học cổ truyền - Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: BVCC

Tết Nguyên đán là dịp đoàn tụ gia đình, bạn bè, cũng như dành thời gian cho những bữa tiệc thịnh soạn, những chuyến đi chơi sau 1 năm làm việc vất vả. Vì vậy, chế độ ăn uống và sinh hoạt của nhiều gia đình có sự thay đổi, có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ.

BSCKII Nguyễn Minh Trang, Phó khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, theo y học cổ truyền, mùa cuối Đông đầu Xuân thời tiết có tính hàn - thấp (lạnh, ẩm), mọi người thường dễ mắc bệnh hơn, đặc biệt là người già, trẻ em và người có bệnh mạn tính.

Vì vậy, để bảo đảm sức khỏe, vui vẻ và an toàn trong dịp Tết, người đang mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp cần duy trì chế độ ăn đều, đủ dinh dưỡng và không bỏ thuốc. Việc ăn uống điều độ và uống thuốc đủ liều là vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát bệnh mạn tính.

Các món ăn thân thuộc trong dịp Tết mà nhà nào cũng có như giò chả, thịt nguội, thịt đông, lạp xưởng, dăm bông… nhìn chung đều quá mặn và nhiều mỡ nên không tốt cho người cần chế độ ăn giảm muối, giảm chất béo. Vì vậy, hạn chế ăn những nhóm thực phẩm này cũng là cách ổn định bệnh và phòng ngừa biến chứng hiệu quả.

Việc ăn uống không thành bữa, ăn ngọt nhiều, uống nhiều rượu bia cũng làm nặng thêm các bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, trĩ… Ăn uống quá nhiều khiến quá tải bộ máy tiêu hóa, tăng nguy cơ béo phì và tăng cân không kiểm soát. Ăn đồ ăn đường phố có thể nhiễm virus, vi khuẩn gây tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm.

Để phòng bệnh, cần ăn uống hợp vệ sinh, ăn khi đồ ăn còn ấm, ăn vừa đủ và tránh uống quá nhiều rượu bia. Nên ăn tăng các gia vị có tính cay ấm như hạt tiêu, gừng, giềng, ớt để làm ấm cơ thể.

Trong dịp Tết, thời tiết thường lạnh giá. Một số bệnh có thể mắc khi gặp lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột như: Liệt mặt (liệt thần kinh số VII ngoại biên); vẹo cổ cấp, cảm lạnh, viêm đường hô hấp, tai biến mạch máu não… Vì vậy, khi đi chơi, mọi người cần mặc đủ ấm, giữ kín cổ, ở nhà tránh gió lùa, tránh tắm gội khi quá khuya, đặc biệt là trẻ em và người lớn tuổi.

Hằng ngày, trong nhà, mọi người có thể xông hơi nhẹ bằng bồ kết, vỏ bưởi khô hoặc tinh dầu (sả, quế, bạc hà, mùi, tràm…), vừa diệt khuẩn không khí, vừa tạo hương thơm dễ chịu đón khách ngày Tết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

“Góc phố Tết” của Trường Tiểu học Phú Thọ. Ảnh: MA

Cùng bạn nghèo đón Tết

GD&TĐ - Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các trường học tại TPHCM tổ chức nhiều hoạt động vui xuân, giúp học sinh hiểu thêm về Tết cổ truyền.

Nhóm sinh viên đoạt giải Nhất trong lĩnh vực Khoa học giáo dục Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học.

Bản đồ cho học sinh khiếm thị

GD&TĐ - Học sinh khiếm thị có thể học lịch sử và địa lý qua bản đồ nổi, dễ dàng hình dung, nhận biết, xác định được các vị trí cần thiết để phục vụ học tập.