Chuyên gia nhận định cách chính quyền ông Trump ứng phó với BRICS

GD&TĐ - Chính quyền Mỹ do Tổng thống Donald Trump đứng đầu sẽ không tìm cách chia rẽ nhóm BRICS, nhưng sẽ theo dõi sự phát triển của nhóm này.

Chuyên gia nhận định cách chính quyền ông Trump ứng phó với BRICS

Chuyên gia quan hệ quốc tế Ấn Độ Subhashish Banerjee nói với TASS nhận định trên.

Theo ông Banerjee, "khái niệm hiện đại về ngoại giao toàn cầu đã có bước tiến đáng kể từ việc thể hiện lý thuyết sang đạt được sự ổn định, và do đó, ý thức trách nhiệm có lẽ là hình ảnh cần được thể hiện thay vì phản ánh quyền lực chính trị ".

"Hãy coi ông Trump và nền ngoại giao hiện đại của Mỹ là một cường quốc toàn cầu có trách nhiệm, tôi không nghĩ họ sẽ nhấn mạnh vào việc chia rẽ BRICS, nhưng vì những lý do hiển nhiên, họ có thể lập kế hoạch và giám sát các bước đi và chiến lược mà BRICS thực hiện" - ông Banerjee nhận định.

Ông cho rằng Ấn Độ đã nêu rõ lập trường của mình về vấn đề tiền tệ và tuyên bố lý thuyết về tiền tệ thay thế là không đúng, nhưng xét về vị thế chiến lược, “Ấn Độ luôn rất thẳng thắn về quan điểm của mình, vì vậy tôi cho rằng họ sẽ không dao động về lộ trình BRICS sắp tới..

Trước đó, ông Trump cho biết ông sẽ áp thuế 100% đối với hàng hóa từ các nước BRICS nếu họ tạo ra một loại tiền tệ mới hoặc từ bỏ đồng USD. Sau đó, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar nhấn mạnh nước này "chưa bao giờ ủng hộ việc phi USD hóa".

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nga và chuyên gia BRICS Sergey Ryabkov, hiệp hội sẵn sàng giải thích với ông Trump rằng mục đích không phải là từ bỏ đồng USD, mà là rút ra kết luận từ các chính sách sai lầm của Washington.

Nhóm BRICS được thành lập năm 2006 bởi Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, với sự tham gia của Nam Phi năm 2011. Ngày 1/1/2024, Ai Cập, Iran, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ethiopia tham gia hiệp hội.

Ả Rập Xê Út cũng đã nhận được lời mời tham gia BRICS, nhưng theo nhà chức trách nước này, Riyadh vẫn đang cân nhắc đề xuất đó. Năm 2024, BRICS do Nga làm chủ tịch.

Sự kiện quan trọng trong nhiệm kỳ chủ tịch của Nga là Hội nghị thượng đỉnh Kazan diễn ra ngày 22-24/10/2024. Tại đây, người ta quyết định thành lập một danh mục các quốc gia đối tác BRICS.

Các quốc gia đầu tiên trở thành đối tác của BRICS là Belarus, Bolivia, Kazakhstan, Cuba, Malaysia, Nigeria, Thái Lan, Uganda và Uzbekistan. Indonesia ban đầu cũng được nêu tên là đối tác BRICS, nhưng ngày 6/1, Brazil thông báo quốc gia châu Á này đã được cấp tư cách thành viên đầy đủ.

Theo TASS

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân Stockholm phân loại rác theo các đường ống xử lý rác thải.

Cuộc đua đô thị 'không rác thải'

GD&TĐ - Từ Stockholm, Singapore đến Seoul, những đô thị phát triển hàng đầu thế giới đang hướng đến mục tiêu 'không rác thải' (zero waste).

Minh họa/INT

Bài học từ… lũ trẻ hư

GD&TĐ - Thật ngạc nhiên khi lời nói đầu của cuốn truyện 'Lũ trẻ hư nhất quả đất' có dòng khuyến cáo in hoa 'ĐỪNG ĐỌC'...

Phát huy vai trò điện ảnh sau sáp nhập

Phát huy vai trò điện ảnh sau sáp nhập

GD&TĐ - Ngày 14/7, Bộ VH,TT&DL cho biết vừa có văn gửi các tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường phát huy vai trò của các đơn vị Điện ảnh sau sáp nhập.