Nghiên cứu về các chỉ số hài lòng của công việc của tổ chức Gallup ở Hoa Kỳ ghi nhận, việc có một người bạn thân ở nơi làm việc là một trong số mười hai câu hỏi chính, mà các nhân viên cần trả lời khi được hỏi về sự hài lòng của họ trong công việc. Ngược lại, nếu không có người bạn nào thì sự hài lòng trong công việc cũng trở nên xấu đi.
Những kỹ năng hàng đầu để đối xử tốt với mọi người ở nơi làm việc
Đây là những kỹ năng nền tảng xây dựng những mối quan hệ cá nhân tốt đẹp ở nơi làm việc một cách hiệu quả, những việc bạn cần làm để tạo ra một môi trường làm việc tích cực, vững mạnh và tạo thêm động lực cho mọi người xung quanh.
* Trình bày các giải pháp cần đề xuất kèm theo các vấn đề tại buổi họp. Các giải pháp chín chắn, thận trọng luôn là thách thức để có được sự tôn trọng và thán phục từ cấp trên và đồng nghiệp của bạn. Việc bạn sẵn lòng bảo vệ các giải pháp đề xuất của mình cho đến khi có cách tiếp cận tốt và cải thiện hơn, được quyết định bởi nhóm làm việc, cũng sẽ là một ưu thế của bạn.
* Đừng đổ lỗi cho người khác. Khi công việc của nhóm gặp sự cố, bạn đừng tìm cách xa lánh các đồng nghiệp, mọi người trong công ty. Thay vào đó, bạn cần xác định ai là người có liên quan đến vấn đề? Điều gì khiến công việc của mọi người bị thất bại? Khi bạn nói rằng, bạn không có lỗi trong chuyện này và công khai xác nhận, đổ lỗi cho những người khác về sự thất bại sẽ làm bạn càng có thêm nhiều kẻ thù. Những kẻ thù này sẽ khiến cho bạn bị thất bại thê thảm hơn trong tương lai. Bạn đừng bao giờ quên điều này, nếu như bạn muốn hoàn thành các mục tiêu và ước mơ của bạn.
* Chú ý khi giao tiếp bằng lời và không lời. Nếu bạn chặn lời một đồng nghiệp trong lúc nói chuyện, nói lời mỉa mai hay châm chọc, nhưng chẳng may có người khác nghe được, sẽ có lúc bạn gặp rắc rối. Chúng ta vốn là những cỗ máy radar không ngừng thám thính mọi thứ xung quanh trong khi làm việc. Vậy nên, khi nói chuyện thiếu tôn trọng với một đồng nghiệp, thì chuyện này sẽ mau chóng lan nhanh đến tai những người khác trong công ty.
Một quản lý cấp cao của công ty nọ từng nói với nhân viên, là “Tôi biết anh/chị nghĩ rằng tôi không nên hét lớn với nhân viên của mình, nhưng đôi lúc, họ khiến tôi phải nổi điên”. Và, câu trả lời là “Không bao giờ làm điều này. Bởi vì biết tôn trọng người khác luôn là tiêu chí hàng đầu của một tổ chức mà chúng ta cần thực hiện”.
* Đừng bao giờ gây cản trở cấp trên, đồng nghiệp hay nhân viên khác. Nếu lần đầu tiên, một đồng nghiệp nghe được về một vấn đề không hay, từ trong một cuộc họp nhân viên hay một email được gửi cho nhân viên giám sát của anh/cô ấy, tức là bạn đã cản trở công việc của đồng nghiệp. Vì thế, trước tiên hãy luôn bàn luận các vấn đề với những người có liên quan trực tiếp đến người chịu trách nhiệm chính trong công việc.
Một khi cản trở hay công kích đồng nghiệp, bạn sẽ không bao giờ xây dựng được mối quan hệ liên minh có hiệu quả trong công việc, trừ khi họ tin tưởng bạn. Và, nếu không có liên minh công việc bạn sẽ không bao giờ hoàn thành những mục tiêu quan trọng nhất cho công việc và nghề nghiệp của mình. Bạn không thể làm điều đó một mình, vì thế hãy cư xử với đồng nghiệp giống như cách bạn muốn họ đối xử với bạn.
* Giúp đỡ đồng nghiệp đạt được những thành quả của họ. Mỗi nhân viên trong tổ chức luôn có những tài năng, kỹ năng và kinh nghiệm khác nhau. Nếu bạn có thể giúp đồng nghiệp sử dụng tốt nhất những khả năng của họ, tức là bạn góp phần làm lợi cho tổ chức một cách đáng kể, bởi vì sự phát triển của mỗi nhân viên sẽ đem lại lợi ích cho cả tập thể.
* Luôn giữ những cam kết của bạn. Trong một tổ chức, công việc được liên kết với nhau. Nếu bạn không đạt được thời hạn và cam kết, sẽ ảnh hưởng đến công việc của những người khác. Do đó, hãy luôn duy trì những cam kết, và nếu bạn không thể, cần bảo đảm mọi nhân viên có ảnh hưởng biết được chuyện gì đã xảy ra. Sau đó, hãy cung cấp một đáo hạn mới và nỗ lực cố gắng có thể làm tốt thời hạn mới.