Hàng chục cán bộ ở Đắk Lắk bị khởi tố vì để 'lâm tặc' phá rừng

GD&TĐ - Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, vừa tổ chức tổng kết Chuyên án 224R và khởi tố 40 vụ án, bắt 122 người liên quan đến hàng loạt vụ phá rừng 'khủng'.

Vụ hủy hoại hơn 449 héc ta rừng tại xã Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp, Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố 42 người. Ảnh: TT
Vụ hủy hoại hơn 449 héc ta rừng tại xã Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp, Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố 42 người. Ảnh: TT

Quá trình đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng, cơ quan chức năng tại Đắk Lắk khởi tố 40 vụ án, bắt 122 người.

Đây là chuyên án về vụ phá rừng có quy mô lớn nhất từ trước tới nay tại địa phương này. Thông tin từ Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, vừa tổ chức tổng kết Chuyên án 224R và khởi tố 40 vụ án, bắt 122 người liên quan đến hàng loạt vụ phá rừng “khủng” trên địa bàn.

Theo đó, trong những năm qua tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp tại các công ty lâm nghiệp, dự án khoanh nuôi bảo vệ rừng ở Đắk Lắk diễn ra phức tạp. Không chỉ mất rừng, nhiều cán bộ được giao quản lý rừng cũng vướng vòng lao lý.

Báo cáo của Công an tỉnh Đắk Lắk nêu rõ, từ năm 2014 - 2021, diện tích rừng tự nhiên của tỉnh bị giảm 44.330 ha. Nguyên nhân chủ yếu, do buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm của những người được giao bảo vệ rừng, thậm chí nhiều cán bộ còn tiếp tay cho lâm tặc phá rừng.

Đắk Lắk hiện có hơn 5.000 hộ dân sinh sống, canh tác trái phép trên 8.000 ha đất lâm nghiệp... Trước thực trạng đó, ngày 8/4/2022, Công an tỉnh Đắk Lắk đã thành lập Chuyên án trinh sát bí số 224R (Chuyên án 224R) đấu tranh, ngăn chặn nạn phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp.

Hơn 2 năm thực hiện chuyên án, các lực lượng thuộc Công an tỉnh Đắk Lắk đã phát hiện 2.646 vụ với 659 người liên quan đến vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản trái phép. Từ đó, đã khởi tố 40 vụ án với 122 bị can.

Riêng vụ hủy hoại hơn 449ha rừng tại xã Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp, Cơ quan điều tra đã khởi tố 42 bị can về các tội danh “Hủy hoại rừng”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Ngoài ra, các lực lượng thuộc Công an tỉnh Đắk Lắk cũng phát hiện, xử lý một số cán bộ làm công tác chuyên trách quản lý, bảo vệ rừng nhưng lại làm ngơ, tiếp tay hoặc bao che để lâm tặc ngang nhiên phá rừng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhóm nghiên cứu sử dụng một loại AI có tên là mạng nơ-ron sâu. Qua đó, dự đoán giá trị lỗi khúc xạ của mắt trong các lần quét võng mạc. Ảnh: INT

AI sàng lọc bệnh cận thị

GD&TĐ - Theo báo cáo 'Vision Atlas' của Cơ quan Phòng chống Mù lòa Quốc tế (IAPB), tình trạng mất thị lực dự kiến tăng tới 55% trong 30 năm tới.