Ngành Tài chính - Ngân hàng rộng cánh cửa việc làm

Ngành Tài chính - Ngân hàng rộng cánh cửa việc làm

Thiếu hụt nhân lực tài chính 4.0

Kỷ nguyên 4.0 đã đặt ra nhiều thách thức với các doanhnghiệp Việt Nam, trong đó bài toán mà ngành Tài chính – ngân hàng phải đối mặtlà đội ngũ nhân sự "xứng tầm", bắt kịp cuộc chạy đua công nghệ mà trọng tâm là"chuyển đổi số".

Tại hội thảo "Phát triển nhân lực ngành Tài chính - ngân hàngtrong kỷ nguyên 4.0" diễn ra tại trường Đại học Hoa Sen, ông Nguyễn Hoàng Minh -Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánhTP.HCM dự báo cho biết, trong tương lai, ngành ngân hàng tại TP.HCM - thị trườngtài chính lớn nhất nước ta sẽ tăng trưởng mạnh cả về quy mô hoạt động và nhân sự,nhất là nhân sự cấp trung và cao. 

TP.HCM có hơn 2.000 điểm giao dịch của các ngânhàng (gồm: 52 hội sở, 452 chi nhánh, hơn 1.400 phòng giao dịch) với tổng sốnhân sự khoảng 9.800 người, theo (thống kê tính đến hết tháng 6/2019) sẽ thật sự là guồng máy hút nhân lực rất lớn.

Ông Trần Anh Tuấn- PhóViện trưởng Viện Nghiên cứu đào tạo Kinh tế quốc tế, Giám đốc chương trình Dựbáo nhân lực cho biết: dự báo đến năm 2020 -2025, nhu cầu nhân lực cấp cao ngành Tài chính ngân hàng tăng 20%/năm. Tại TP.HCM, nhu cầu nhânlực nhóm ngành Tài chính - ngânhàng đến năm 2025 chiếm tỉ trọng 5% tổng số chỗ làm việc cần tuyển hàngnăm (khoảng 15.000 lao động) trong đó trình độ đại học  và cao đẳng chiếm tỷ lệ 80,4% nhu cầu tuyểndụng.

Ngành Tài chính - Ngân hàng rộng cánh cửa việc làm ảnh 1
Ngành Tài chính- ngân hàng tại Trường ĐH Hoa Sen được xem là ngành hót khi chương trình đào tạo đạt chuẩn kiểm định của Mỹ

Ngoài kỹ năng chuyên môn, kỹ quan trọng nhất của laođộng Tài chính – ngân hàng là đạo đức nghềnghiệp. Trong kỷ nguyên số, người lao động cần tạo được uy tín, bảo đảm chokhách hàng an tâm giao dịch, tuyệt đối giữ an toàn thông tin.

"Trong bối cảnh mới, người lao động cần chú trọng các yếu tố: kỹ năng nghề nghiệp, kỷ luật,công nghệ và ngoại ngữ. Vì thế cơ cấuchương trình giảng dạy và phương thức đào tạo ở các trường đại học cũng phảithay đổi, cập nhật theo để đáp ứng yêu cầu lao động"- ông Tuấn nói.

Nhân lực ngành Tài chính- ngân hàng cầngì trong bối cảnh mới

Xác địnhnăng lực và sự lĩnh hội công nghệ của nhân lực ngành Tài chính-ngân hàng là cực kỳ quan trọng, hiện nhiều trường ĐH tạiTP.HCM đã bổ sung và cập nhật nhiều giáo trình giảng dạy mới nhất từ nước ngoàinhằm đảm bảo được nguồn nhân lực Tài chính- ngân hàng do mình đào tạo thỏa mãnđược các đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường lao động.

Thực tế, để nhân lực đạt chuẩnchất lượng, được quốc tế công nhận nhiều trường đã xây dựng và thực hiện kiểm địnhchương trình đào tạo rất kỹ. Đơn cử như tại Trường ĐH Hoa Sen (HSU) ngành Tàichính- ngân hàng của trường là 1 trong 5 ngành đầu tiên ở Việt Nam được Hội đồng Kiểm định các Trường và Chươngtrình đào tạo về Kinh doanh (ACBSP) của Hoa Kỳ công nhận đạt chuẩn chất lượnggiáo dục. Chương trình đào tạo gồm bachuyên ngành: Tài chính doanh nghiệp; Kinh doanh ngân hàng và Tài chính quảntrị toàn cầu.

Bên cạnh xây dựngkhung chương trình chuẩn, không ít trường đại học đã chú trọng hơn đến đến khả năng thực hành của sinh viên thông qua các vấn đề thực tế củadoanh nghiệp, khuyến khích khả năng tư duy độc lập và làm việc nhóm trong quátrình ra quyết định. Qua đó, giúp sinh viên luôn được cọxát với môi trường làm việc thực tế thông qua các buổi thực địa tại doanhnghiệp, ngân hàng, công ty chứng khoán.

Ngành Tài chính - Ngân hàng rộng cánh cửa việc làm ảnh 2
Ông Trần Anh Tuấn- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu đào tạo Kinh tế quốc tế, cho biết thời gian tới ngành Tài chính- ngân hàng vẫn rất khát nhân lực

Thạc sĩ Nghiêm TấnPhong- Chủ nhiệm chương trình ngành Tài chính- ngân hàng HSU nhìn nhận: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi sự thay đổi trong phương pháp đào tạotheo hướng chủ động nắm bắt, đón đầu xu thế và yêu cầu của thị trường lao động.Do đó việc gắn kết doanh nghiệp với chương trình đạo của ngành là điều Nhà trường đặc biệt chú trọng. Cụthể, hơn 40% giảngviên ngành Tàichính- ngân hàng của HSU đang giữ những vị trí chủ chốt trong doanh nghiệp.

Đánh giá về giá trị của tính thực tế (thực tập trong quátrình học) ngay tại Ngân hàng là giải pháp hữu ích với sinh viên ngành Tàichính- ngân hàng, ông Trần Anh Tuấn tin tưởng trải nghiệm, khả năng thích ứngmôi trường làm việc, kỹ năng sử dụng tiếng Anh cũng sẽ là những điểm cộng lớncho sinh viên khi hòa nhập với thị trường lao động quốc tế.

Chia sẻ tại hội thảo, Huỳnh Hà Bảo Trân, cựu sinh viên HSU, chuyên viên tài chính công ty Sumitomo của Nhật Bản và hiện  đang có kế hoạch đi họctiếp Thạc sỹ ngành Tài chính ở Mỹ nhìn nhận: Với phương pháp"học đi đôi với hành" của Nhà trường cùng với kinh nghiệm được tíchlũy trong quá trình thực tập đã trở thành "bí quyết thành công" để Trân có thểnắm bắt được cơ hội làm việc tại một doanh nghiệp nước ngoài theo đúng khả năngvà đam mê của mình.

Theo Thạc sĩ Nghiêm Tấn Phong, chỉ cần sinh viên ngành Tài chính-ngân hàng hội đủ được các yếu tố và kỹ năng như: trảinghiệm, khả năng thích ứng môi trường làm việc, khả năng tiếng Anh cùng kỹ nănglàm việc nhóm, các em có thể đảm nhận các vị trí công việc như chuyên viên môi giớichứng khoán, chuyên viên tư vấn tàichính doanh nghiệp, chuyên viên tín dụngngân hàng, chuyên viên kinh doanhngoại hối, chuyên viên kiểm soát nộibộ, chuyên viên thanh toán quốc tế, chuyên viên phân tích rủiro tín dụng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ