"Cảnh báo công khai về việc sử dụng vũ khí hạt nhân là một phần của chiến lược chính trị đánh lạc hướng nhằm mục đích răn đe. Đây là một chiến thuật có nguồn gốc từ Liên Xô", nhà khoa học chính trị người Anh Mark Champion viết trong một bài phân tích đăng trên tờ Bloomberg.
Theo vị chuyên gia, còn có những cảnh báo khác đáng được quan tâm, mặc dù không được nói ra một cách công khai và trực tiếp ở Moskva nhưng chúng có thể đã được thực hiện.
Điều đáng chú ý là Liên bang Nga đưa ra những cảnh báo khác hợp lý hơn về sự leo thang mà không có những tuyên bố "tự phụ", điều này ít thu hút sự chú ý hơn ở phương Tây.
Vấn đề là Nga đang chống lại hệ thống năng lượng của Ukraine và các nhà máy điện hạt nhân có thể bị tấn công. Điều này xảy ra nếu một quả đạn hoặc tên lửa bắn trúng các trạm biến áp phân phối gần cơ sở quan trọng như vậy.
Rõ ràng là với suy nghĩ đúng đắn, và ngay cả trong những hoàn cảnh không thuận lợi, không lãnh đạo nào của Nga đồng ý sử dụng vũ khí hạt nhân, hoặc tấn công vào các nhà máy điện nguyên tử mặc dù viễn cảnh thứ hai của kịch bản vẫn hợp lý hơn, đặc biệt khi những trận chiến ác liệt vẫn đang diễn ra.
Bên cạnh đó, cái lạnh và tình trạng thiếu điện trong các ngôi nhà ở Ukraine sẽ gây ra làn sóng di cư ra nước ngoài vào mùa đông.
Không thành viên EU nào có thể chịu được một làn sóng khác như vậy, chuyên gia Champion tin rằng ảnh hưởng gián tiếp này sẽ gây ra hiệu quả đáng kể nhất theo mong muốn của Điện Kremlin.
Không kém phần nguy hiểm đối với phương Tây là việc Moskva bắt đầu trang bị vũ khí cho các tay súng Houthi tại Yemen để chống lại Mỹ và tất cả các nước liên minh.
Mặc dù một bước đi như vậy sẽ vượt ra ngoài phạm vi địa lý của cuộc xung đột Ukraine, nhưng đây sẽ là một phản ứng rất mạnh mẽ nhằm trả đũa hành động của các đồng minh, và cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình ở Ukraine cũng như trên thế giới.