Pháo tự hành chống tăng SU-100 được quan tâm đặc biệt

GD&TĐ - Hình ảnh pháo tự hành chống tăng Su-100 đã 80 tuổi của Việt Nam khai hỏa trong cuộc tập trận đẩy lùi đổ bộ đường biển thu hút rất nhiều chú ý.

Pháo tự hành chống tăng SU-100 được quan tâm đặc biệt

Một chương trình do Kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam đăng tải đã thu hút sự quan tâm đặc biệt từ trang Militarnyi, bởi hiện nay Hải quân Việt Nam vẫn duy trì pháo tự hành chống tăng Su-100 do Liên Xô sản xuất làm phương tiện phòng thủ bờ biển.

Tiếp nhận vào những năm 1960, những cỗ máy này vẫn được bảo trì trong tình trạng tốt và gần đây đã được đưa ra huấn luyện đẩy lùi cuộc đổ bộ của hải quân đối phương, trong đó một trong những khẩu pháo tự hành đã bắn trúng tàu mục tiêu.

Trang Militarnyi lưu ý rằng chiến thuật sử dụng các phương tiện này liên quan đến việc ngụy trang trên bờ biển trong đội hình đã chuẩn bị sẵn, chờ tàu địch tiếp cận cự ly bắn hiệu quả, hoặc khi lực lượng đổ bộ vào bờ.

Toàn bộ thời gian trước khi bắt đầu khai hỏa, những khẩu pháo chống tăng tự hành phải ở trong tình trạng ẩn giấu để bảo vệ mình khỏi pháo binh và tên lửa dẫn đường của đối phương.

d2wwmin6wi9d1.jpeg
Pháo tự hành Su-100 của Việt Nam tại điểm triển khai thường trực.

Giới phân tích nhận xét, sở dĩ Quân đội Việt Nam có khả năng liên tục duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu của pháo tự hành chống tăng SU-100 là nhờ việc hoán đổi các thành phần với xe tăng T-54/55, khi giữa hai vũ khí có nhiều sự tương đồng.

Theo số liệu của Military Balance 2023, Lục quân Việt Nam vận hành hoặc cất giữ hơn 800 xe tăng T-54/55, có thể đóng vai trò "nhà tài trợ phụ tùng" cho các phương tiện này.

Pháo chính D-10S 100 mm được trang bị cho SU-100 cũng có thể hoán đổi với các loại xe tăng nói trên, ngoài ra các loại đạn do Liên Xô hoặc Trung Quốc sản xuất dành cho chúng vẫn có sẵn trên thị trường thế giới.

Cỡ nòng của pháo tự hành không còn khả năng chống lại xe tăng hiện đại, nhưng nó vẫn có thể được sử dụng hiệu quả để tiêu diệt xuồng đổ bộ hoặc xe bọc thép hạng nhẹ của đối phương.

Pháo tự hành chống tăng SU-100 của Việt Nam trong vai trò phòng thủ bờ biển.
Theo Militarnyi

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô trò Trường mầm non Quốc tế Sakura Montessori (Ảnh minh họa).

Hiểu đúng về giáo dục sớm

GD&TĐ - PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội cho rằng, giáo dục sớm cần được hiểu một cách khoa học hơn.