(GD&TĐ) - Họ là những trí thức trẻ, tràn đầy bầu nhiệt huyết in đậm trên màu áo xanh tình nguyện hòa cùng màu xanh của núi. Nơi ấy, có những bản làng người Thái, Mông,…đang sinh sống tự ngàn đời. Vượt qua những khó khăn vất vả họ đã đem lại những sắc màu mới cho vùng biên ải.
Theo chân chị Vi Thị Hoài phó Bí thư đoàn xã Hạnh Dịch, chúng tôi phải mất hơn 20km đường rừng núi quanh co, hiểm trở mới vào đến Mường Đán một bản giáp biên thuộc xã Hạnh Dịch huyện miền núi Quế Phong (Nghệ An). Tìm đến nhà cộng đồng nơi các tình nguyện viên khoa kinh tế trường Đại học Vinh đang chuẩn bị bữa cơm chiều.
|
Cùng dân bản đi thu hoạch lúa |
|
Dạy các em múa hát |
Tiếp chúng tôi là khi trên khuôn mặt vẫn còn ướt đẫm mồ hôi trưởng đoàn tình nguyện Nguyễn Thị Dung sinh viên năm cuối, quê ở Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết: “Nhóm chúng em có 39 người lần đầu tiên lên đây nên ai lúc đầu ai cũng rất bỡ ngỡ. Tuy nhiên vì tình yêu miền đất vùng biên ải này và muốn giúp người dân nơi đâynên ai cũng nhanh chóng thích nghi”.
Mường Đán là bản xa nhất của xã Hạch Dịch, giáp biên với nước bạn Lào, có gần 160 hộ đều là đồng bào Thái. Con đường đi vào Mường Đán gian nan nên gặp nhiều khó khăn việc giao lưu với các thôn, bản xung quanh. Đời sống của người dân nơi đây còn thấp, không có ai được học hết cấp 3, do đường xá xa xôi nhiều em chỉ học hết cấp 1 lại phải ở nhà giúp bố mẹ làm nương rẫy. Nên cứ mỗi dịp nghỉ hè trong khí thế “hừng hực” chiến dịch vì cộng đồng, đoàn trường Đại học Vinh đều có những đội sinh viên tình nguyện lên đây để giúp bà con trong bản làm các công trình thủy lợi, thu hoạch lúa mùa, dạy học cho các em không có điều kiện đến trường và trao quà cho các gia đình chính sách…
Với bạn Trần Thị Thủy Tiên, sinh viên năm nhất, quê TP Vinh tâm sự: Đây là lần đầu tiên xa nhà và phải làm những việc như một nhà nông đích thực nên lúc đầu em gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên nhờ có sự động viên của mọi người và tấm lòng của bà con trong bản nên em đã quen với công việc. Em cảm thấy rất vui vì mình đã đóng góp được một phần sức mình giúp bà con dân bản”.
|
Dạy chữ các em ở bản Hủa Mương, xã Hạnh Dịch (Quế Phong) |
|
Giúp đồng bào làm thủy lợi. |
Khi màn đêm buông xuống, bên chum rượu cần vừa mới mở các sinh viên tình nguyện và người dân bản lại vui vẻ văn nghệ hát hò râm ran cả núi rừng.
Trong không khí của tình đoàn kết trưởng bản Hà Văn Thành phấn khởi phát biểu: “Nhờ ơn các cháu lên đây tình nguyện dạy học hè cho con em trong bản, giúp đỡ những gia đình khó khăn gặt lúa cho kịp thời vụ nên bà con ai cũng ưng cái bụng, không thì con em trong bản chỉ biết đi nương, đi rẫy thôi”.
Đến nay các bạn đã giúp bà còn tu sửa lại vườn rào trường cấp 1. nâng cấp hơn 400 mét kênh mương đưa nước tưới cho đồng ruộng. Ngoài ra các phát vở học sinh và mở các lớp dạy bổ túc cho các em trong bản, tuyên truyền vận động người dân cho con em đến trường học cái chữ, không để cho kẻ xấu lợi dụng…
|
Giúp phụ nữ vùng cao hiểu rõ về sức khỏe sinh sản. |
|
Khuôn hàng vào giúp dân bản |
Thực hiện phương châm “vì đàn em thân yêu” và bám sát chủ đề năm thanh niên, hành động vì một môi trường xã hội lành mạnh, tuổi trẻ vì an sinh. Nên các bạn sinh viên tình nguyện muốn góp một phần nhỏ bé sức lực của mình cho bà con trong bản.
Đội tình nguyện chỉ có 20 ngày, nên lịch làm việc khá dày đặc, ổn định xong tổ chức là các bạn bắt tay ngay vào công việc. Đội phối hợp với đoàn xã dọn vệ sinh đường làng, nhà cộng đồng, trường học. Về đêm đội phân công các thành viên đến từng nhà vận động học sinh đến lớp ôn hè. Đến nay đội đã vận động được 22 em học mẫu giáo, 20 em cấp 1 và hơn 20 em học bổ túc đến lớp.
“Mường Đán là bản khó khăn nhất của xã, con em trong bản chỉ học hết cấp 1 là phải ở nhà giúp cha mẹ, nay được các em sinh viên lên đây dạy các em học nên bà con ai cũng cảm phục tấm chân tình của các em”, Anh Hà Văn Long, phó chủ tịch UBND xã Hạnh Dịch bày tỏ.
|
Vận chuyển nứa, giúp dân dựng nhà |
|
Lội suối vào với dân bản |
Em Lê Thị Ngọc sinh viên năm thứ 3 chia sẻ: “các em học sinh ở đây rất ngoan, nhưng ngại giao tiếp vì chưa thạo tiếng việt nên dạy chữ cho các em gặp rất nhiều khó khăn, chúng em phải vừa dạy vừa tổ chức cho vui chơi tại chỗ, dạy múa hát để thu hút các em đến lớp hàng ngày”.
Trong mùa hè tình nguyện năm 2011 Đại học Vinh đã cử gần 1000 đoàn viên, thanh niên, sinh viên lên các vùng cao biên giới giúp đỡ các đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy thời gian chỉ hơn 20 ngày cùng ăn ở, cùng sinh hoạt với đồng bào Thái ở Mường Đán, nhưng bằng những việc làm thiết thực đội tình nguyện đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và làm nên một “mùa hè xanh 2011” thật sôi động và ý nghĩa. Để lại một ấn tượng tốt không thể quên với đồng bào dân tộc nơi đây.
Xuân Hòa – Việt Hòa