Hợp đồng đào tạo nghề công nghệ thông tin

GD&TĐ - Có thể nói, Trường CĐ CNTT iSpace (Tp.HCM) là chuỗi trường đầu tiên tại Tp.HCM và các tỉnh (2 cơ sở tại Tp.HCM, 3 cơ sở tại Đà Nẵng, Cần Thơ và Long Xuyên) đào tạo sinh viên (SV) bằng một hợp đồng dạy nghề hẳn hoi. Theo đó,bằng cấp phù hợp và chuyên môn vững chính là chìa khóa để người học từ vị trí của người đi xin việc trở thành người được mời đến làm việc. ThS. Nguyễn Hoàng Anh, Hiệu trưởng iSpace đã có chia sẽ xung quanh câu chuyện thú vị này.

Hợp đồng đào tạo nghề công nghệ thông tin

- Chào ông! Được biết Trường iSpace có ký kết một hợp đồng dạy nghề với sinh viên khi vào học tại đây?Nó được bắt đầu từ bao giờ?

ThS. Nguyễn Hoàng Anh: Đúng là như vậy. Chúng tôi phát triển chuỗi trường dạy chuyên sâu nghề này từ Trung tâm dạy nghề CNTT Không Gian (Information Space – iSpace) trước đây, và nay là Trường CĐ CNTT iSpace. Các tân sinh viên sau khi trúng tuyển kỳ xét tuyển đầu vào, chúng tôi sẽ đi đến ký kết một hợp đồng đào tạo 3 năm gọi là “Hợp đồng dạy nghề” giữa nhà trường và SV.

Trong suốt thời gian học tại trường, SV được dành rất nhiều thời gian học chuyên môn thực hành, nghĩa là không đặt nặng kiến thức học thuật, hàn lâm. Nhà trường cũng đã ký kết thỏa thuận với các doanh nghiệp (DN) để, hoặc cung cấp nhân lực theo yêu cầu cho DN (đào tạo theo đặt hàng), hoặc SV sẽ thực tập thường xuyên tại các DN nhằm bảo đảm rằng tất cả những gì SV được học, được thực hành đều đúng với công việc trong tương lai khi mình ra trường, và hoàn toàn không bỡ ngỡ khi bước chân vào nghề nghiệp sau này.

Nói một cách dễ hiểu, chúng tôi có một “hợp đồng tay 3” giữa nhà trường, SV và DN. Trong trường hợp ra trường mà SV vẫn chưa đạt được đủ chuyên môn do năng lực chưa theo kịp, nhà trường có trách nhiệm bồi dưỡng tiếp tục cho đến khi hoàn toàn có thể tự tin đi làm được.

- Đã gọi là ký kết hợp đồng, nghĩa là phải có một sự ràng buộc cho cả đôi bên? Và để làm được điều này, cũng không hề dễ dàng?

ThS. Nguyễn Hoàng Anh: Như tôi đã nói, hợp đồng có giá trị trong 3 năm giữa 2 bên. Trách nhiệm về phía nhà trường tôi đã nói ở trên. Về phía các em SV, trong suốt quá trình học 3 năm, phải bảo đảm hoàn thành nội dung chương trình, học phần, không được học gián đoạn hoặc bỏ dở nửa chừng, tham gia đầy đủ các chương trình học và thực hành, đặc biệt là thực tập thực tế tại nhà xưởng, DN.

Sau ra trường, nhà trường có trách nhiệm giới thiệu và bảo đảm việc làm trong vòng một năm. Trong thời gian này, nếu các em còn gặp khó khăn như còn thiếu chuyên môn hay chưa thích ứng kịp yêu cầu của DN, chúng tôi sẽ bồi dưỡng thêm.

Trong trường hợp người học bỏ dở nửa chừng, chúng tôi sẽ không cấp bằng tốt nghiệp và sẽ không giới thiệu việc làm; tuy nhiên nếu học viên hoàn thành được học phần nào, nhà trường sẽ cấp chứng chỉ tới đó.

Nếu sau đó, học viên muốn quay trở lại học, chúng tôi vẫn tiếp nhận nhưng sẽ không thuộc phạm vi ràng buộc của hợp đồng trước đó.

Trên thực tế, theo thống kê của chúng tôi, có đến 60 – 70% sinh viên đã có được việc làm ổn định trong 3 tháng đầu sau khi ra trường. Một tỷ lệ không nhỏ còn lại là các em về tự làm chủ (mở cửa hàng, cơ sở kinh doanh về điện tử, tin học ..) hay làm cho gia đình mình.

Để làm được điều này, chúng tôi buộc phải bảo đảm các điều kiện sau đây.

Một là, đào tạo ít (kiến thức hàn lâm) nhưng bảo đảm chất lượng đào tạo. Nắm bắt đúng và đủ yêu cầu của từng DN, từng loại hình hoạt động, nhóm DN hoạt động để đào tạo theo sát thực tiễn.

Hai là, giới hạn nội dung vào các chương trình “tin học ứng dụng” thực tiễn, như: quản trị mạng, an ninh mạng, lập trình di động, đa truyền thông (multimedia),… Đây là những công việc rất cần thiết cho bất kỳ một DN nào, nhất là DNNVV vốn chưa hình thành thói quen đề cao vai trò của CNTT như một yêu cầu quản trị bắt buộc.

Ba là, quan hệ lâu năm và rất gần gũi với cộng đồng DN CNTT mà Nhà trường đã xây dựng trong hơn mười năm qua. Đó chính là cơ hội tạo việc làm tốt nhất cho SV trong suốt quá trình học và cả khi ra trường.

Và cuối cùng, đó cũng chính là giải pháp hữu hiệu nhất để giải bài toán “lệch pha” cung – cầu lao động trên thị trường hiện nay.

 

 - Ông vừa nói về giải pháp hữu hiệu để giải bài toán “lệch pha” cung – cầu lao động?

 ThS. Nguyễn Hoàng Anh: “Lệnh pha” cung cầu lao động xuất phát từ việc người tìm việc thiếu những kỹ năng cơ bản, kỹ năng mềm để có thể thích ứng được với môi trường DN; trong khi DN lại không có đủ thời gian để “đào tạo lại” cho người xin việc, nên bài toán “thừa mà thiếu – thiếu mà thừa” vẫn cứ như một thực tại không lời giải cuối cùng.

Ngoài 7 học kỳ mà SV phải học trong 3 năm, tất cả sinh viên đều phải trải qua một học kỳ thực hành gọi là “Học kỳ trải nghiệm” (còn gọi là học kỳ mềm). Số tiết, thời gian của học kỳ này được rải đều trong toàn bộ quá trình học và học viên phải bảo đảm đầy đủ các tiết học này.

Chúng tôi quan niệm rằng: (1) Bạn sẽ rất khó tìm được một công việc tốt, nếu bạn không biết rõ công việc của mình sẽ làm là gì, và không có sự chuẩn bị tâm lý từ trước;

Và (2) Bạn sẽ không thể làm được công việc đó một cách thuần thục nếu bạn chưa làm qua và được hướng dẫn, chỉ bảo để làm cho đúng.

Với "Học kỳ trải nghiệm”, sinh viên được đại diện của Doanh nghiệp trao đổi chi tiết về công việc sau tốt nghiệp qua từng nấc thang nghề nghiệp tại các chuyên đề bắt buộc ở từng học kỳ; và sau đó, theo giáo án thực nghiệp được Nhà trường và Doanh nghiệp cùng biên soạn, được làm thử cho đến khi đạt yêu cầu từng công việc cụ thể với sự chỉ bảo của các chuyên viên Xưởng thực tập. 

iSpace đang tập trung đào tạo chuyên sâu vào những ngành XH và DN đang thiếu, đang cần, với tôn chỉ “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”: đào tạo cho SV có một nghề thực sự và nhất định họ phải sống được bằng nghề.

iSpace tuyển sinh 2017 với 5 nghề chuyên sâu trong lĩnh vực CNTT: An ninh mạng, Quản trị hệ thống mạng, Lập trình ứng dụng di động, Thiết kế đồ họa và Thương mại điện tử.

+ Điều kiện nhập học: tốt nghiệp THPT; học cao đẳng 2,5 năm.

+ Ưu đãi HS nhập học sớm đợt 25/7: tặng áo thun và bộ dụng cụ học tập trị giá 1 triệu đồng.

+ Đăng ký tại: http://ispace.edu.vn/

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nhiệm kỳ 2.0 ?

GD&TĐ - Theo kết quả cuộc thăm dò do Reuters/Ipsos vừa tiến hành, Tổng thống Joe Biden chỉ còn dẫn trước 1% so với đối thủ là cựu Tổng thống Donald Trump.
Minh họa/INT

Câu trả lời rõ ràng

GD&TĐ - Mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, sẽ thay thế tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa bằng tuyến đường sắt đô thị...
Rút ngắn kỳ nghỉ hè có thể cải thiện năng suất học tập của học sinh.

Đề xuất rút ngắn kỳ nghỉ hè tại Anh

GD&TĐ - Quỹ từ thiện Nuffield, Anh, đề xuất nước này nên rút ngắn kỳ nghỉ hè từ 6 tuần xuống 4 tuần còn thời gian nghỉ giữa các học kỳ kéo dài 1 - 2 tuần.
Đồng bào các dân tộc xem triển lãm ảnh Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Tháng 5 'Theo dấu chân Người'

GD&TĐ - Tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) trong tháng 5/2024 sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề 'Theo dấu chân Người'.